chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

09:47 ICT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 11


Hôm nayHôm nay : 2428

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 295728

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5434839

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Thứ năm - 21/09/2023 09:35
Cuộc thi hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai. Kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt chị em phụ nữ chủ động nâng cao ý thức, hành động đúng trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

 


 

 

Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) với sự đồng hành của Công ty Bayer Việt Nam vừa phát động cuộc thi "Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai" nhân Ngày Tránh thai thế giới 26/9 nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình.

Phá thai vẫn là vấn đề nhức nhối

Theo Báo cáo Tình trạng Dân số thế giới 2022 do UNFPA, cơ quan về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của Liên Hợp Quốc công bố, mỗi năm trên thế giới có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn, trong số đó 61% được giải quyết bằng phá thai, tương đương với 73 triệu ca phá thai mỗi năm.

Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 45% số ca phá thai không an toàn, và hơn một nửa trong số đó xảy ra ở châu Á, phần lớn tập trung ở Nam Á và Trung Á. Mỗi năm có khoảng 4,7%-13,2% số ca tử vong mẹ được cho là do phá thai không an toàn.

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai' - Ảnh 1.

Mang thai ngoài ý muốn, phá thai vẫn đang là vấn đề đáng báo động. Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương (số liệu này có thể chưa thu thập hết các trường hợp phá thai ở các cơ sở y tế tư nhân), trong những năm gần đây hàng năm có khoảng 200.000-250.000 ca phá thai.

Tỷ số phá thai đã giảm qua các năm từ 37 ca phá thai trên 100 trẻ đẻ sống (2005) xuống 13,2 ca (2019). Trong đó chủ yếu là phá thai dưới 7 tuần tuổi thai (~75% trong những năm gần đây).

Về tỷ lệ phá thai theo độ tuổi (ASAR), các ước tính trong Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 (SDGCW Việt Nam 2020-2021) do Tổng cục Thống kê và UNICEF thực hiện cho thấy tỷ lệ phá thai cao nhất ở phụ nữ từ 25-29 tuổi (9 lần/1.000 phụ nữ), tiếp theo là nhóm từ 20-24 tuổi (7 lần/1.000 phụ nữ), rồi đến nhóm từ 30-39 tuổi (6 lần/1.000 phụ nữ). Nhóm vị thành niên từ 15-19 tuổi có tỷ lệ phá thai là 1 lần/1.000 phụ nữ.

Đáng lưu ý, phá thai lặp lại còn khá phổ biến. Theo Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ KHHGĐ ở Việt Nam do Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) thực hiện năm 2016, khoảng 17,4% phụ nữ cho biết đã từng phá thai trong cuộc đời của mình. Số lần phá thai trung bình là 1,3 lần/một phụ nữ. Trong số những phụ nữ này, 73,1% đã từng phá thai một lần trong đời, 21,8% đã từng phá thai 2 lần và 5,1% đã từng phá thai ít nhất 3 lần trong đời.

Theo Điều tra SDGCW 2020-2021, lý do thực hiện lần phá thai gần nhất: Mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai gần đây nhất (53,6%), còn lý do sử dụng biện pháp tránh thai nhưng thất bại chiếm tỷ trọng (8,9%).

Quan ngại về sức khỏe của bà mẹ và của thai nhi đóng góp lần lượt là 20,1% và 19,8% trong tổng số trường hợp phá thai, trong khi đó lý do phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi là 1,6%.

Việc phá thai ảnh hưởng đặc biệt lớn đến sức khoẻ thể chất và tinh thần cho chị em phụ nữ, chính vì vậy, việc chị em phụ nữ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong phòng tránh thai sẽ giúp họ tự tin và chủ động trong việc lựa chọn các hình thức tránh thai phù hợp, chủ động thời điểm mang thai, khoảng cách giữa lần sinh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân và hộ gia đình.

Nâng cao nhận thức về phòng tránh thai an toàn

Theo Tổng cục Dân số, trước thực trạng phá thai trên, cần phải tăng cường đầu tư để có thể đáp ứng nhu cầu về KHHGĐ và các biện pháp tránh thai hiện đại cho phụ nữ nói chung và nhóm trẻ vị thành niên nói riêng. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về KHHGĐ, sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai' - Ảnh 2.

Cuộc thi "Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai" nhân Ngày Tránh thai thế giới 26/9 là hoạt động góp phần vào nỗ lực chung này.

Tiến sĩ Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, truyền thông về kế hoạch hoá gia đình, sức khỏe sinh sản vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của công tác dân số. Mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng được trang bị đầy đủ kiến thức về kế hoạch hoá gia đình, sức khỏe sinh sản sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và để mỗi đứa trẻ sinh ra đều mạnh khỏe, nhận được đầy đủ cơ hội học tập, phát triển toàn diện.

Đặc biệt, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi phụ nữ và nam giới đều bình đẳng trong quan hệ xã hội, việc chị em phụ nữ chủ động lựa chọn và chia sẻ các biện pháp tránh thai phù hợp sẽ có hiệu quả rất cao trong việc thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, góp phần phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, giảm thiểu tối đa việc phá thai và giảm nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh con.

"Cuộc thi sẽ góp phần giúp các cặp vợ chồng, cá nhân, đặc biệt là chị em phụ nữ chủ động hơn trong việc trang bị kiến thức về kế hoạch hoá gia đình, sức khỏe sinh sản, từ đó có trách nhiệm hơn với cuộc sống của chính mình", TS Đinh Huy Dương nhấn mạnh.

Thể lệ cuộc thi

Nội dung: Các vấn đề liên quan đến dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sử dụng các biện pháp tránh thai...

Hình thức: Trên nền tảng mạng xã hội Tiktok và Facebook.

Người tham gia thi thể hiện nội dung "Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai" bằng các hình thức: tiểu phẩm, thuyết trình (bằng lời và hình ảnh bổ trợ). Đăng bài dự thi lên Tiktok và/hoặc Facebook ở chế độ công khai.

Đối với cán bộ, cộng tác viên dân số có thể sử dụng Facebook của cá nhân hoặc Chi cục DS-KHHGĐ của tỉnh, thành phố. Viết caption kêu gọi bạn bè cùng tham gia cuộc thi kèm các hashtag: #songchudong #truyenthongdanso #chudongtranhthai #chudongtuonglai và nếu trên Tiktok thìđồng thời gắn thẻ @Truyenthongdanso.

Điền link bài dự thi ở phần bình luận của bài đăng phát động trên fanpage Facebook của Tổng cục Dân số http://www.facebook.com/vutruyenthonggiaoduc.

Thời gian: từ 12/9 đến hết ngày 12/10/2023

GIẢI THƯỞNG CUỘC THI

Giải cá nhân tham gia cuộc thi

1 Giải nhất* 3.000.000 VNĐ và Giấy chứng nhận

2 Giải nhì* 2.000.000 VNĐ và Giấy chứng nhận

3 Giải ba* 1.000.000 VNĐ và Giấy chứng nhận

15 Giải khuyến khích* 500.000 VNĐ và Giấy chứng nhận

Giải thưởng tập thể dành cho các Chi cục DS-KHHGĐ

1 Giải nhất* 8.000.000 VNĐ và Giấy chứng nhận

2 Giải nhì (2 giải)* 5.000.000 VNĐ và Giấy chứng nhận

3 Giải ba (3 giải)* 2.000.000 VNĐ và Giấy chứng nhận

5 Giải khuyến khích (5 giải)*1.000.000 VNĐ và Giấy chứng nhận


Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |