chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

20:00 ICT Thứ hai, 09/12/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 1135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7184902

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

5 điều phụ nữ nên biết về xoắn buồng trứng để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Thứ năm - 24/08/2023 08:33
Xoắn buồng trứng là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15 - 45 tuổi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

1. Xoắn buồng trứng là gì?

Xoắn buồng trứng có nghĩa là buồng trứng hoặc ống dẫn trứng hoặc cả hai tự xoắn lại, vòng xoắn đó ảnh hưởng đến lưu lượng máu, ngăn chặn máu lưu thông buồng trứng và vòi trứng, làm chết các mô xung quanh buồng trứng dẫn đến hoại tử buồng trứng. Nhiều trường hợp hoại tử nghiêm trọng cần phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và nếu xoắn buồng trứng không được điều trị ảnh hưởng tiềm ẩn đến khả năng sinh sản trong tương lai của phụ nữ.

2. 5 nguy cơ bị xoắn buồng trứng

5 điều phụ nữ nên biết về xoắn buồng trứng để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản - Ảnh 2.

Hình ảnh xoắn buồng trứng.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ:

Xoắn buồng trứng phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu phụ nữ đã mãn kinh không cần quá lo lắng. Với phụ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh sản, mô tế bào dẻo hơn, buồng trứng dễ di chuyển và xoắn lại do sự thay đổi của nội tiết tố. Phụ nữ tuổi càng cao, nguy cơ xoắn buồng trứng càng giảm do phụ nữ trong thời kì mãn kinh buồng trứng thu nhỏ, ít có khả năng bị xoắn, lật, trừ khi có u nang hoặc khối u.

Tuy nhiên, vấn đề này không phải là không thể xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc ở các cô gái trước tuổi dậy thì. Thậm chí đã có một số trường hợp phát hiện thai nhi trong tử cung.

Nhiều u nang rủi ro xoắn buồng trứng cao hơn

Bất cứ phụ nữ nào khi có nhiều u nang thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người không có u nang. Càng nhiều u nang nguy cơ xoắn buồng trứng càng cao. Bởi vì một u nang có thể tạo ra sức nặng làm mất cân bằng trong lượng khiến buồng trứng bị lật, xoắn. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng nội tiết tố đặc trưng bởi các u nang nhỏ trên buồng trứng chắc chắn có nguy cơ cao. Hầu hết các u nang là lành tính, nhưng đôi khi trở thành ung thư do đó khi bị u nang cần điều trị. Nếu đó chỉ là buồng trứng bị xoắn sẽ cần phẫu thuật nội soi để gỡ ra.

Phương pháp điều trị sinh sản có thể gây ra xoắn buồng trứng

Những phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp phụ nữ mang thai cũng có thể là nguyên nhân xoắn buồng trứng. Do thuốc có xu hướng làm cho buồng trứng to hơn và và trứng mọng hơn nên làm tăng rủi ro lật, xoắn buồng trứng càng cao.

Nguy cơ tăng cao thường là do các hormone cần thiết cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm hoặc kích thích rụng trứng.

Khi mang thai, mức độ hormone cao cũng có thể làm giãn các mô trong cơ thể, kể cả dây chằng giữ buồng trứng. Và nếu dây chằng không căng, chúng có thể dễ bị xoắn hơn.

Do đó, phụ nữ hãy tập thể dục nhưng tránh các bài tập liên quan đến nhảy hoặc bật để giảm thiểu nguy cơ bị xoắn buồng trứng. Để cải thiện sức khỏe sinh sản thì những bài tập như yoga cũng thường xuyên được áp dụng với tình trạng nhẹ.

Ống dẫn trứng dài

Phụ nữ có ống dẫn trứng dài thì nguy cơ buồng trứng dễ bị lật, xoắn cao hơn so với phụ nữ có ống dẫn trứng bình thường.

Tiền sử phẫu thuật vùng chậu

Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật vùng chậu cũng có tỷ lệ xoắn buồng trứng cao hơn, có thể là do hình thành các dây chằng do dính sau phẫu thuật và buồng trứng có thể xoắn vào đó.

3. Xoắn buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản không?

5 điều phụ nữ nên biết về xoắn buồng trứng để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản - Ảnh 4.

Phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và phòng tránh bệnh xoắn buồng trứng.

Tùy vào tình trạng người bệnh, cũng như phương pháp phẫu thuật do bác sĩ lựa chọn mà khả năng sinh sản chịu những tác động khác nhau.

Nếu được điều trị kịp thời, xoắn buồng trứng không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Với trường hợp nhẹ được phẫu thuật gỡ xoắn, cố định buồng trứng.

Trong những trường hợp nặng, hoại tử buồng trứng cần cắt bỏ buồng trứng và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi.

Khi đã hoàn thành việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, các chị em cần tuân theo những biện pháp từ bác sĩ nhằm giảm nguy cơ tái phát và tránh việc nhiễm trùng của các dây chằng xung quanh buồng trứng.

Không phải phụ nữ nào cũng bị xoắn buồng trứng, phụ nữ nên nhận thức được các biến chứng nguy hiểm tiềm tàng. Nếu phụ nữ đột nhiên bị đau dữ dội, cần đến bệnh viện để khám ngay lập tức, đặc biệt là phụ nữ bị u nang buồng trứng.

Một trong những nguyên nhân xoắn buồng trứng đáng lưu ý là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ xoắn buồng trứng cao hơn. Vì vậy, chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần và thực hiện các hình thức kiểm tra khác theo chỉ định của bác sĩ là biện pháp tốt nhất để phát hiện và phòng tránh bệnh xoắn buồng trứng.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |