chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

20:39 ICT Thứ bảy, 14/09/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 20


Hôm nayHôm nay : 1638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 149750

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6794504

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam – Nguyên nhân, hệ lụy và những giải pháp

Thứ tư - 12/12/2018 15:02
Công tác Dân số đựơc Việt Nam coi trọng từ rất sớm. Việt Nam đã đựơc cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những thành tựa đã đạt được trong lĩnh vực này. Tuy vậy, trước bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc độ hội nhập quốc tế, cần phải tính đến mối liên kết giữa các vấn đề dân số và phát triển. Ngay từ năm 1961, Việt Nam đã ban hành chính sách dân số với mục đích hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch. Tiếo đó một loạt các chỉ thị cũng được ban hành, mục đích chung của tất cả các văn bản đó là yêu cầu khuyến khích các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện kế hoạch hoá gia đình hay mỗi gia đình chỉ nên có 1 – 2 con, hay thực hiện quy mô gia đình nhỏ. Trước bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc hội nhập quốc tế, điều thách thức là cần phải tính đến những mối liên kết giữa các vấn đề dân số với xoá đói giảm nghèo cũng như tính tới tầm quan trọng của việc đầu tư vào sức khoẻ sinh sản, các mục tiêu bình đẳng giới và đáp ứng các nhu cầu của thanh niên.
Vấn đề đặc biệt quan trọng mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới đó là mất cân bằng giới tính.
Dân số đựơc chia thành nam và nữ, sở dĩ như vậy vì nam và nữ khác nhau ở cả góc độ tự nhiên (sinh học) lẫn góc độ xã hội. cần chú ý tính đến những điểm khác biệt này nhằm phân công lao động hợp lý trong gia đình và ngoài xã hội, phấn đấu đạt tới sự bình đẳng nam nữ.
Tại Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê, TSGTKS của Việt Nam năm 1999 là 107. Điều tra biến động DS-KHHGĐ hàng năm của Tổng cục Thống kê cho thấy: năm 2006, TSGTKS của nước ta là 109,8 nam/100 nữ, TSGTKS ở mức cao, tăng nhanh và ngày càng lan rộng: TSGTKS của Việt Nam từ năm 2006 đến nay luôn ở mức trên 110, liên tục tăng và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên. MCBGTKS xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhất, đặc biệt cao ở lần sinh thứ 3 trở lên: Kết quả Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2011 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tất cả các lần sinh, TSGTKS của Việt Nam đều ờ mức cao và đều mất cân bằng: Lần sinh thứ nhất: 109,7; Lần thứ hai: 111,9 và lân thứ 3 trở lên rất cao: 119,7. TSGTKS cao ở ngay từ lần thứ nhất cho thấy khát vọng có con trai là rất mãnh liệt và các bà mẹ đã sớm lựa chọn giới tính của con ngay từ lần mang thai đầu tiên. Điều này khác với các nước, thường có TSGTKS cao ở lần sinh cuối. Mức độ MCBGTKS cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, tình trạng kinh tế gia đình khá giả. TSGTKS thấp nhất (107) ở các bà mẹ không biết chữ và tăng dần theo trình độ học vấn, lên đến 114 ở những bà mẹ có trình độ cao đẳng trờ lên; ở 3 nhóm dân cư giàu nhất, TSGTKS là 112 trong khi đó nhóm dân cư nghèo nhất tỷ sổ này là 105. Tình trạng này cho thấy vấn đề MCBGTKS có nguy cơ ngày càng lan rộng trong cộng đồng.
 
Tình trạng mất cần bằng giới tính khi sinh theo hướng các cháu trai nhiều hơn các cháu gái là do nhiều nguyên nhân:
Về kinh tế: trong nền sản xuất nông nghiệp, thủ công sự vượt trội về sức khoẻ của con trai trở thành một ưu điểm. Năng suất lao động thấp nên cha mẹ thường không có tích luỹ để dành cho tuổi già nên khi hết khả năng lao động cuộc sống hoàn toàn phải dựa vào con, chủ yếu con trai vì con gái đã đi lấy chồng còn bảo hiểm xã hội hầu như chưa có.
Về văn hoá: sự ưa thích con trai, đặc biệt là những quan niệm “ trọng nam kinh nữ”, “nối dõi tông đường” và biết bao phong tục tập quán khác ở các nứơc châu Á thấm đẫm tư tưởng Nho giáo làm cho tâm lý “nhất thiết phải có con trai” vẫn còn ngự trị ở số đông dân chúng.
Về kỹ thuật: sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép cung cấp dịch vụ, tư vấn và nhiều phương pháp kỹ thuật vừa rẻ tiền vừa sinh đựoc con theo ý muốn. Siêu âm có thể chuẩn đoán được từ sớm giới tính thai nhi và phá thai nếu giới tính của đứa con tương lai không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ chúng, theo nhiều nhà nghiên cứu, kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi trứơc khi sinh rất cao và ngày càng tăng: Năm 2003 – 2004 là 61%;năm 2005 – 2006 là 66%
Về mặt thống kê: cũng cần chú ý rằng đăng ký dân số không đầy đủ, thống kê  không chính xác cũng làm mất cân bằng giới tính một cách giả tạo. Chẳng hạn do tâm lý trọng nam kinh nữ nên nếu sinh đựơc con trai cha mẹ có thể “sốt sắng” đi khai sinh ngay, nhưng nếu khi sinh con gái thì cha mẹ lại “lần lữa” làm việc này. Hoặc ngày nay, trong “họ và tên ” của nhiều cháu gái không có chữ “thị” nên có thể cán bộ thống kê nhầm thành con trai… tất cả những trường hợp nói trên sẽ nâng cao tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh một cách giả tạo.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy, khi mức sinh càng thấp thì tỷ số giới tính càng cao.
Sự mất cân bằng ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất – nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ:
Tranh giành hôn nhân: ngăn cản người ở địa phương khác sang địa phương mình kết hôn, nếu vấn đề mất cân bằng giới tính không được giải quyết một cách có hiệu quả và triệt để thì trong tương lai sẽ có rất nhiều nam thanh niên không lấy được vợ và Vịêt Nam sẽ phải “nhập khẩu” cô dâu, giống như tình trạng của nhiều quốc gia hiện nay như Trung Quốc, Đài Loan…(chỉ trong vòng 10 năm từ năm 1995 – 2004, đài Loan đã cấp visa cho 84.479 các cô dâu Việt Nam và hàng chục nghìn visa cho cô dâu các nước đông Nam Á khác). Hôn nhân với người nước ngoài không dựa trên cơ sở tình yêu mà chỉ dựa trên tiền bạc đã xuất hiện ở nước ta và khá phổ biến, trong đó không hiếm những bi kịch xảy ra.
Gia tăng tội phạm xã hội:
Do khan hiếm nữ thanh niên nên xảy ra các loại tội phạm lừa đảo, bắt cóc, buôn bán trẻ  em gái và phụ nữ, tệ nạn mại dâm đã xảy ra và có thể sẽ gia tăng. Phụ nữ có thể bị ép buộc thêm sinh con, ép buộc phá thai nhi là bé gái bất chấp sức khoẻ và ính mạng, bị ngựơc đãi phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai.
Phá vỡ hạnh phúc gia đình: Tiếp tục duy trì hủ tục “ trọng nam, khinh nữ” Hủ tục này phá vỡ hạnh phúc gia đình. Cuộc đấu tranh “giữ hay bỏ thai nhi gái” làm tăng đỏ vỡ gia đình, do quan niệm thái độ của các thành viên trong gia đình mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hoà. Dù đạt được giải pháp nào thì các thành viên gia đình cũng trải qua chấn động tinh thần nghiêm trọng.
Để sự mất cân bằng giới tính ngày càng đựơc thu hẹp thì chúng ta phải có những giải pháp lâu dài và bền vững để hạn chế tình tạng này:
Về tuyên truyền:
Cần tuyên truyền phổ biến thực hiện nghiêm khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh Dân số về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức (tư vấn, chẩn đoán giới tính của thai nhi, phá thai…). Việc tuyên truyền không chỉ đối với “khách hàng” là những cặp vợ chồng trong độ tuổ sinh đẻ mà cả những “nhà cung cấp”, đó là các cán bộ y tế, những người có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và kỹ thuật để sinh con có hgiới tính theo ý muốn để họ hiểu rằng việc hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi là bất hợp pháp. Cần vận động cả chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội để họ quan tâm giám sát việc thực thi pháp luật.
Cần tuyên truyền giáo dục về bình đẳng giới, phê  phán mạnh mẽ mọi hủ tục, mọi biểu hiện trọng nam khinh nữ.
Cần nêu gương các gia đình có con một bề, nhất là một bề gái thành đạt, hạnh phúc.
Cần xây dựng và thực thi luật bình đẳng giới.
Cần chú ý khía cạnh bình đẳng giới và lồng ghép giới vào quá trình xây dựng các chính sách dân số - kinh tế - xã hội – môi trường.
Cần có giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em.
Về thực thi chính sách và pháp luật:
Việc tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi trứơc khi sinh năm 2005 – 2006 lên đến 66% cho thấy việc thực thi khoản 2, điều 7 của Pháp lệnh Dân số về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức chưa nghiêm. Do đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp lệnh Dân số
Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Pháp lệnh Dân số.
Xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em – theo Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ban hành ngày 03/10/2006, Chính phủ quy định: Hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bắt mạch, xá định qua triệu chứng, bói toán hoặc các hình thức không đựơc pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi mà có tính chất trục lợi, hoặc phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi qua sách, báo, tài liêụ bị phạt 500.000 – 1.000.000 đồng. Siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nứơc ối, tế bào…, cung cấp hoá chất, thuốc hoặc các biện pháp loại bỏ thai nhi khi biết người mang thai muốn lựa chọn giới tính… bị phạt từ 3 – 7 triệu đồng, dung vũ lực, đe doạ, ép buộc người mang thai phá bỏ thai vì lý do lựa chọn giới tính, phá thai mà biết rõ người mang thai muốn lựa chọn giới tính sẽ bị phạt từ 7 – 15 triệu đồng…

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |