NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ VÙNG BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thứ tư - 12/12/2018 14:39
Tỉnh Bình Phước có đường biên giới giáp 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia với chiều dài hơn 260km, là 02 huyện Bù Đốp và huyện Lộc Ninh, trong những năm qua công tác Dân số - KHHGĐ ở các địa phương này còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các đối tượng là động bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao, trong khi đó việc đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đến các vùng sâu, vùng xa của tỉnh nhà còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên với phương châm, phải đưa đưa các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến từng đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, hàng năm chi cục Dân số - KHHGĐ tổ chức các đợt Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Trong khi việc đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản về từng thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn, do mấy năm trở lại đây, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia dân số không còn, trong đó địa bàn triển khai Chiến dịch cũng ngày càng thu hẹp, trong khi kinh phí địa phương hỗ trợ còn nhiều khó khăn, chưa thể đầu tư thêm để mở rộng địa bàn triển khai Chiến dịch.
Lộc Ninh và Bù Đốp là những địa bàn dân cư rộng, trong khi số lượng cộng tác viên dân số không đủ để rải đều ở các thôn, bản, nên ở một số nơi vùng sâu, vùng xa của tỉnh một cộng tác viên dân số phải quản lý đến 2 thôn, Mặt khác, người dân nơi đây sinh sống thưa thớt, không tập trung, nên công tác tuyên truyền vận động tại các hộ gia đình cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa, giao thông đi lại bị chia cắt, có những thôn, ấp bị ngập, bị cô lập hoàn toàn. Việc tuyên truyền trên loa phát thanh của xã cũng chưa đạt hiệu quả, do loa phát thanh của xã không thể phủ khắp các địa bàn, nên việc người dân tiếp cận với các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác Dân số - KHHGĐ còn nhiều hạn chế.
Với nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nên ngân sách của xã đầu tư thêm cho công tác Dân số - KHHGĐ vẫn còn hạn chế, và chưa có chính sách hỗ trợ từ Trung ương cho công tác Dân số vùng đặc thù, nên kết quả công tác mang lại chưa cao. Trong năm 2016 tỉnh Bình Phước được viện Chiến lược và chính sách Y tế - Bộ Y tế đến làm việc và khảo sát tại tỉnh và 02 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp về công tác Dân số vùng biên giới, nếu trong thời gian tới, ở những địa phương này được triển khai thí điểm mô hình dân số vùng biên, đây là tín hiệu đáng mừng cho công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh Bình Phước nói chung và của 02 huyện nói riêng.
Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng cung cấp dich vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án về dân số đang được triển khai trên địa bàn. Chú trọng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ dân số. Tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác dân số, đặc biệt quan tâm ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc thực hiện công tác dân số ở vùng đặc biệt khó khăn, để từng bước nâng cao hiệu quả công tác dân số ở vùng này./.
Tác giả bài viết: Bích Tuyển
Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền