chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

11:24 ICT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 22

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 20


Hôm nayHôm nay : 2758

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 296058

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5435169

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Thầm lặng những 'người mẹ' chăm sóc trẻ sinh non

Thứ sáu - 20/10/2023 09:51
Bệnh viện sản nhi Nghệ An có một khoa riêng biệt dành cho những đứa trẻ sinh non, nhẹ cân. Ở đây, những bác sĩ, điều dưỡng ân cần chăm sóc bệnh nhi như chính con ruột của mình.

 

Chăm bệnh nhi như chăm con mình

Tại Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, các bác sĩ, điều dưỡng thầm lặng với công việc của mình, một công việc tưởng đơn giản nhưng rất khó khăn và đầy tình thương nên không phải ai cũng làm được. Họ chăm bệnh nhi như chăm chính những đứa trẻ do mình sinh ra.

Điều dưỡng trưởng Trần Thị Loan cho biết những đứa bé khi mới lọt lòng mẹ do chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên việc đầu tiên các điều dưỡng làm là phải tạo tư thế để chúng có cảm giác đang nằm trong bụng mẹ; phải giữ nhiệt độ ấm nên lúc nào cũng có bóng đèn sưởi.

Tận tụy những 'người mẹ' chăm trẻ sinh non - Ảnh 1.

Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh thực hiện nhiệm vụ điều trị cho trẻ sơ sinh bị các bệnh nặng nguy kịch như suy hô hấp, đa dị tật và các trẻ sinh non (dưới 37 tuần thai kỳ)

Việc điều trị, chăm sóc cho trẻ đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ… Ngoài việc thực hiện y lệnh, các điều dưỡng cần luôn bám sát, không được rời mắt khỏi trẻ 24/24 giờ trong ngày. Mọi chỉ số sinh tồn, biểu hiện bất thường cần được phát hiện ngay.

'Cứ 2- 3 giờ đồng hồ, các điều dưỡng lại kiểm tra sức khỏe của trẻ. Với những trẻ bị bệnh nặng thì việc theo dõi phân và nước tiểu (cân bỉm) được chú trọng đặc biệt. Và cũng 3 giờ/lần lại cho trẻ ăn, thay bỉm, đổi tư thế nằm, hút nhớt dịch cho các con. Việc cho trẻ ăn được thực hiện một cách khoa học với sự tính toán kỹ lưỡng. Đây là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương, sức chịu đựng kém nên đòi hỏi người điều dưỡng khi chăm sóc phải thận trọng trong từng thao tác', điều dưỡng Loan chia sẻ.

Ngoài ra, tập vận động, mát xa cho trẻ cũng được thường xuyên liên tục thực hiện. Thông qua mát xa xoa bóp trẻ cảm nhận được sự dịu dàng, tình yêu thương điều này giúp rất nhiều cho hiệu quả của công tác điều trị.

Tận tụy những 'người mẹ' chăm trẻ sinh non - Ảnh 2.

Những điều dưỡng của Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh chính là người mẹ thứ hai của trẻ. Họ tận tâm phục vụ, lấy nụ cười, sức khỏe của trẻ thơ làm niềm vui của chính mình

"Khi bước vào khoa, người điều dưỡng cần gác lại tất cả lo toan, buồn bực của cuộc sống thường nhật để toàn tâm toàn ý lo cho trẻ. Người điều dưỡng cần có một tình yêu nghề, yêu người thật sự lớn lao…", Điều dưỡng Loan chia sẻ.

Giống như điều dưỡng Loan, xuất phát từ tình yêu thương trẻ và niềm yêu thích công việc, BSCKII Trương Lệ Thi – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh cũng trải lòng: 'Nhiều bé vào viện rất thương, cảm thấy có sự đồng cảm. Nhiều ca khiến các y bác sĩ phải rơi nước mắt vì quá tội. Bản thân mình chăm sóc các cháu cũng đòi hỏi cẩn thận, tỉ mỉ một chút. Chúng mình không sợ bệnh nhi đông chỉ sợ bệnh nhi bị bệnh nặng. Chỉ cần một ca nặng thì từ bác sĩ tới điều dưỡng có thể thức trắng nguyên đêm đó, không ai nghỉ một chút nào'

BS Thi cho biết thêm cán bộ nhân viên y tế làm việc ở đây luôn nhiệt tình, bởi bên cạnh trách nhiệm y đức còn có bản năng của người mẹ trước những mầm sống mong manh. Mình cũng gắn bó bởi vì yêu nghề mà muốn làm một chút gì đó để lại cho các cháu, mình sẽ cố gắng ở lại đây công tác. Mình coi các cháu giống như con của mình vậy, nên khi chăm sóc thì mình dùng hết tâm huyết để làm.

Tận tụy những 'người mẹ' chăm trẻ sinh non - Ảnh 3.

Các bác sĩ, điều dưỡng đã dành sự chăm sóc, điều trị đặc biệt cho trẻ sinh non, nhẹ cân. (Trong ảnh: Bác sĩ Trương Lệ Thi áo xanh).

Tận tâm với công việc với các bệnh nhi nên việc nhà, con cái cũng có phần thiệt thòi hơn.

BSCKII Trương Lệ Thi
Nhiều lúc thấy con của mình phải chịu thiệt thòi so với các bạn cùng lớp, luôn được mẹ đưa đón mỗi ngày. Nhưng công việc của bác sĩ phụ trách phòng nuôi trẻ sơ sinh, trẻ sinh non với các bệnh lý phức tạp như nhiễm trùng sơ sinh, dị tật sơ sinh, suy hô hấp… là vậy, là bác sĩ mình không dễ buông bỏ.

Chăm chú ngắm nhìn cháu nội qua lớp tường kính phòng sơ sinh, Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bà H – bà của một bệnh nhi nằm tại đây cho biết, cháu sinh non, chỉ nặng chưa đến 1kg. Cháu được các bác sĩ chuyển vào đây ngay sau khi sinh. Nhìn cháu nội nhỏ xíu mà máy móc, dây dợ chằng chịt khắp người, bà H. không khỏi xót xa.

"Tôi chỉ được nhìn cháu từ ngoài phòng qua cửa kính, còn lại đều do các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc. Chỉ khi nào họ gọi bảo mang thì mình chuẩn bị sẵn để mang vào đưa họ. Các y bác sĩ quan tâm, chăm sóc tận tình chu đáo như người nhà của họ vậy"- bà H. chia sẻ.

Với 13 bác sĩ và 39 điều dưỡng, trung bình mỗi ngày Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh chăm sóc và điều trị cho khoảng 60 bé. Để đáp ứng tốt việc chăm sóc và điều trị, khoa đề ra quy định nghiêm ngặt thời gian thăm nom và chăm sóc bệnh nhi đối với người nhà. Vào một số giờ nhất định trong ngày, người nhà có thể vào thăm, ngắm con được chăm sóc trong phòng đặc biệt; Chuẩn bị sẵn tã, sữa cho các con, cháu.

Lặng thầm mang đến những niềm vui

Công việc điều trị bệnh lý và chăm sóc trẻ sinh non, trẻ sinh cực non nhẹ cân rất đặc thù, vậy nên mỗi khi bệnh nhi đủ điều kiện sức khỏe được bố mẹ đưa về nhà thì y bác sĩ cũng vui như chính con mình được ra viện vậy.

Bởi phần lớn trẻ có vấn đề bệnh lý phức tạp, diễn biến nhanh, trở nặng cũng nhanh nên các con được ra viện trở về nhà là đánh dấu những thành công những nỗ lực của các y bác sĩ.

Tận tụy những 'người mẹ' chăm trẻ sinh non - Ảnh 4.

Với các bệnh nhi này, đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng phải thực hiện chăm sóc toàn diện, hoàn toàn thay cho người nhà của trẻ.

 

BS Thi kể lại hành trình nuôi dưỡng thành công 2 bé sơ sinh cực non yếu mà với nhiều năm kinh nghiệm BS Thi đồng nghiệp cho rằng đây là ca đặc biệt khó.

Hai bé sinh đôi gồm 1 trai,1 gái chào đời sau 24 tuần 5 ngày với cân nặng chỉ 600g và 700g. Sau sinh, 2 bé không khóc, không có phản xạ, nhịp tim chậm. Với tình trạng sinh cực non (dưới 28 tuần thai) và nhẹ cân (dưới 1.000g) tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như ngạt, suy hô hấp, xuất huyết não và phổi, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa, tan máu vàng da…Các đã phải áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp đồng bộ, như nằm lồng ấp, thở máy qua Nội khí quản, bơm Surfactant, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, kháng sinh, thuốc vận mạch qua catheter tĩnh mạch rốn, đồng thời đặt động mạch rốn để theo dõi huyết áp liên tục. 2 bé cũng được làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang… để tầm soát các bệnh lý.

Tuy nhiên, do sinh cực non và rất nhẹ cân, sức khỏe của bé trai vô cùng yếu, sau 2 ngày cầm cự, tình trạng bé chuyển biến xấu nhanh chóng, không thể duy trì sự sống.

'Những hy vọng cuối cùng của chúng tôi và gia đình là sự sống của bé gái. Chúng tôi phải nỗ lực hơn nữa gìn giữ cho gia đình nhỏ này. Và may mắn mỉm cười cô bé đã không phụ lòng của bác sĩ và gia đình. Bé đã khỏe mạnh và được xuất viện trong niềm vui vô bờ của y bác sĩ và gia đình', Bs Thi tâm sự.

Tận tụy những 'người mẹ' chăm trẻ sinh non - Ảnh 5.

Họ đã thực hiện vai trò của người mẹ để chăm sóc cho trẻ ăn uống, vệ sinh, tắm bé, chăm sóc da, rốn trẻ sơ sinh... với sự mềm mại, nâng niu, tình yêu thương vô bờ bến.

Một trường hợp khác cũng không kém phần cam go đó là trẻ sơ sinh ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Trẻ sinh thường tại Hà Tĩnh khi mới 24 tuần 2 ngày và cân nặng 650 gram - được xem là nhỏ nhất về tuổi thai và nhẹ cân nhất tính đến thời điểm hiện tại. Bằng tất cả trí lực, tâm, tình yêu thương bác sĩ Trương Lệ Thi cùng các đồng nghiệp lại làm lên kỳ tích khi bé được cứu sống ngoạn mục.

Niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của các y bác sĩ Khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh là thấy các bé yên ổn từng giờ, đủ sức khỏe để ra viện, trở về với vòng tay yêu thương của người thân. Họ không chỉ mang lại sự sống cho những bệnh nhi sơ sinh mà con mang niềm vui bất tận đến với gia đình.

"Thời gian đầu vợ sinh, tôi lo lắng, sợ hãi đến mức không dám cho vợ lên Bệnh viện gặp con. Tôi đã từng không dám tin con gái mình có thể sống. Bao lần nhìn con bé bỏng "thập tử nhất sinh" trong lồng ấp… Nay đã có thể âu yếm con yêu trong vòng tay, nhìn vợ cho con bú, tôi nghĩ là điều kỳ diệu." – Anh P.V.H. bố một bệnh nhi sinh cực non chia sẻ.

Tận tụy những 'người mẹ' chăm trẻ sinh non - Ảnh 6.

Coi các bệnh nhi là con đẻ của mình, niềm hạnh phúc của các bác sĩ, điều dưỡng ở đây là các bé trong khoa được khỏe mạnh, ra viện trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ và gia đình.

Tiến sĩ Trần Văn Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: Chăm sóc, điều trị các trẻ sơ sinh mắc bệnh hay sinh non là một cuộc chiến thầm lặng, đòi hỏi sự cố gắng, kiên nhẫn, bền bỉ của các y, bác sĩ và điều dưỡng. Họ vừa theo dõi, lắng nghe sự sống của hàng trăm đứa trẻ vừa là người mẹ chăm sóc cho những đứa con non nớt. Nhờ những cống hiến, hy sinh thầm lặng của những trái tim nhân từ và ấm áp ấy mà hàng trăm đứa trẻ sinh non, có bệnh lý đã được cứu sống, khỏe mạnh trở về bên vòng tay của gia đình.

Là khoa 100% là nữ, họ vừa toàn vẹn việc gia đình lại năng suất trong công việc, phát triển chuyên môn kỹ thuật, sáng tạo các đề tài khoa học, là đơn vị xuất sắc của Bệnh viện. Có được thành quả ấy, một phần có sự lãnh đạo chỉ đạo, đóng góp của bác sĩ Trương Lệ Thi cùng tập thể khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh.

Hoàng Trinh

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |