chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

22:12 ICT Thứ bảy, 14/09/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 1912

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 150024

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6794778

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

TĂNG THUẾ THUỐC LÁ: BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG TRONG CUỘC CHIẾN PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ

Thứ sáu - 20/10/2023 09:53
Thuốc lá đã và đang là một trong những nguyên nhân lớn tác động tiêu cực đến các vấn đề sức khỏe, kinh tế và môi trường. Về sức khỏe: Thuốc là gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Về kinh tế: gây tổn thất toàn cầu mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ. Về môi trường: việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 3.000.000 đến 6.000.000 triệu tấn chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá [1].
TĂNG THUẾ THUỐC LÁ: BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG TRONG CUỘC CHIẾN PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ

TĂNG THUẾ THUỐC LÁ: BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG TRONG CUỘC CHIẾN PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ

Để đối phó với tình trạng này, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp quyết liệt trong việc kiểm soát và giảm tiêu dùng thuốc lá, trong đó tăng thuế thuốc lá được coi là biện pháp đem lại hiệu quả tích cực trong cuộc chiến chống thuốc lá, thuế thuốc lá là một loại thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng lên sản phẩm thuốc lá, dựa trên mức tiêu thụ hoặc giá trị sản phẩm. Khi áp dụng tăng thuế thuốc lá không chỉ đóng góp vào ngân sách quốc gia mà sẽ tạo ra áp lực tài chính đáng kể đối với người sử dụng thuốc lá, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, thuốc lá sẽ trở thành mặt hàng đắt đỏ hơn, điều này làm giảm khả năng mua thuốc của họ, ảnh hưởng đến quyết định hút thuốc lá của họ, khuyến khích họ suy nghĩ lại về thói quen này, từ đó làm giảm tỷ lệ người đang hút thuốc lá, giúp bảo vệ tương lai của thế hệ trẻ khỏi các hậu quả của thuốc lá và giảm các bệnh lý liên quan đến nó.
 
Hiện nay, với mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là 38,8%, Việt Nam đang có mức thuế thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là cần phải ở mức 70% đến 75% giá bán lẻ, và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực: "Thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ của Việt Nam là 38,8%, trong khi đó Malaysia là 58,60%, Singapore là 67,50% và Thái Lan là 78,60%. Tỷ lệ này ở các nước phát triển là 67,9%, còn trung bình toàn cầu là 61,5%” [2].
 
Việt Nam cũng đã từng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 65% vào năm 2008 (tăng 10% so với năm 2007) đã đạt được kết quả tích cực là sản lượng tiêu thụ thuốc lá đã giảm khoảng 8% nhưng doanh số thu thuế thuốc lá đã tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2007, tuy nhiên việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ trong một năm duy nhất không có nhiều tác dụng, vì các năm sau đó thuế không tăng nên sản lượng tiêu dùng lại tiếp tục trở lại [3]. Do đó hiện nay, Việt Nam chưa đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá, và đang đứng trong số những nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao trên thế giới, theo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam năm 2020, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá công bố: tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm người trưởng thành trên 15 tuổi là 21,7%/50%, trong đó nam giới chiếm 42,3%/50%, nữ giới là 1,7%/50% [2].
Việc áp dụng chính sách tăng thuế thuốc lá ở Thái Lan và Singapore đã giúp hai quốc gia này thành công trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc. Ở Thái Lan “Tỷ lệ hút thuốc lá của người trưởng thành trên toàn quốc đã giảm từ 32% (1991) xuống còn 17,4% (2021)” [3]. Singapore “tỷ lệ số người hút thuốc của Singapore đã giảm từ 18,3% năm 1992 xuống 10,6% vào năm 2019” [4].
 
Từ thành công của Thái Lan và Singapore trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc lá thông qua chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, có thể rút ra những bài học quan trọng cho Việt Nam trong việc kiểm soát thuốc lá như sau: công tác phòng chống tác hại của thuốc lá cần thiết phải sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo sự đa dạng và tính toàn diện trong việc phòng chống thuốc lá, nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Cần thiết phải kết hợp áp dụng mạnh mẽ nhiều biện pháp như tăng thuế thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá, thực hiện nghiêm các quy định trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cai hút thuốc, nâng cao tuyên truyền về tác hại của thuốc lá giúp thay đổi thói quen hút thuốc, khuyến khích người dân sống một cuộc sống lành mạnh hơn …trong đó, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá phải được thực hiện đều đặn theo định kỳ để duy trì sự tác động tích cực, tạo sự ổn định, thúc đẩy việc đảm bảo đạt hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát tỷ lệ hút thuốc lá, làm giảm tiêu dùng thuốc lá trong dài hạn, đồng thời tạo nguồn thuế quan trọng cho ngân sách quốc gia, tiền này có thể được sử dụng để đầu tư vào y tế và chương trình phòng chống thuốc lá./.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới.
[2] Bộ Y tế, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá.
[3] Lê Thị Thu và Nguyễn Hạnh Nguyên (2023), “Lợi ích của tăng thuế thuốc lá - kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”.
[4] Singapore siết chặt lệnh cấm hút thuốc - https://nhandan.vn/singapore-siet-chat-lenh-cam-hut-thuoc-post638619.html
 

 

Tác giả bài viết: Bạch Thị Hảo

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |