chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

22:29 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 8722

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 230249

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5369360

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói về công tác DS-KHHGĐ sau 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số: Năm thành tựu, bốn khó khăn

Thứ ba - 10/12/2013 13:51
“Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, tôi rất vui mừng dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số. Tôi luôn ý thức rằng, vấn đề dân số là vô cùng quan trọng. Chúng ta đang làm một việc mà 30 năm nữa, 50 năm nữa con cháu sẽ biết ơn chúng ta đã làm những việc hôm nay như thế nào…”.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói về công tác DS-KHHGĐ sau 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số: Năm thành tựu, bốn khó khăn

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói về công tác DS-KHHGĐ sau 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số: Năm thành tựu, bốn khó khăn

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu như trên tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số do Bộ Y tế tổ chức ngày 24/9/2013. Báo GĐ&XH trân trọng giới thiệu một số nội dung nổi bật của bài phát biểu quan trọng này.
Sinh đẻ không còn chỉ là chuyện riêng của mỗi gia đình!
...Bài học kinh nghiệm được rút ra từ những năm qua là chuyện sinh đẻ không còn chỉ là chuyện riêng của mỗi gia đình nữa mà là tương lai của đất nước. Tôi chỉ nói gọn lại thành 5 thành tựu nổi bật của công tác dân số sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số:
Thứ nhất, năm 1960 trung bình mỗi bà mẹ Việt Nam đẻ tới 6,4 con, đến 2002 trước khi có Pháp lệnh Dân số là 2,28 con. Cách đây 8 năm, chúng ta đạt được mức sinh thay thế (tức 2,1 con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ) và duy trì được trong suốt 8 năm qua, như vậy là rất tốt. Hiện nay, tổng tỷ suất sinh của TP Hồ Chí Minh là 1,33 con, nếu để việc này kéo dài sẽ không tốt. Nơi mà thu nhập cao, đời sống cao thì lại đẻ ít. Phải vận động việc sinh đẻ con vì gia đình và cũng vì đất nước.
Thứ hai, chúng ta đã có được cơ cấu “dân số vàng” từ 2007. Nếu 40 năm nữa mà vẫn có được cơ cấu “dân số vàng”, tức là ít nhất có 66% số người trong tuổi lao động “nuôi” 33% số người phụ thuộc thì ổn định được nguồn nhân lực, chăm sóc được người cao tuổi và trẻ em, Quỹ bảo hiểm xã hội cũng cân bằng được. Tôi gửi gắm Bộ Y tế và các Bộ, ngành khi xây dựng Luật Dân số, có chính sách, giải pháp để kéo dài thêm thời gian “dân số vàng”, có thể đến năm 2061, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ban hành Quyết định đầu tiên về chính sách dân số thì rất tốt...
Thứ ba, là mình sống thọ hơn mặc dù chưa giàu. Trong vòng 50 năm, tuổi thọ người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi. Thành tựu này rất đặc biệt. Những năm trước đây, mặc dù đất nước đang còn nghèo khổ, chiến tranh nhiều năm nhưng bình quân mỗi năm người dân Việt Nam lại sống lâu thêm 0,6 tuổi.
Thứ tư, là tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi giảm đáng kể, từ 21‰ (năm 2003) xuống còn 15,8‰ (năm 2012).
Thứ năm, là tỷ suất chết bà mẹ đã giảm từ 85 trên một trăm nghìn trẻ sinh ra sống (năm 2003) xuống còn 68 trên một trăm nghìn trẻ sinh ra sống (năm 2010). Năm thành tựu của chính sách dân số trong thời gian vừa qua rất quan trọng, rất đáng tự hào! Chúng ta đạt được thành tích như vậy, bên cạnh sự nỗ lực của Đảng, chính quyền và nhân dân còn có sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế...
Cần tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy lợi thế
Về quản lý, khi thiết kế các chương trình, chính sách về dân số, chúng ta phải cố gắng duy trì cơ cấu dân số “vàng” đến năm 2061, tức là 50 năm kể từ 2011, tức là đầu nhiệm kỳ của Đại hội Đảng XI, để 50 năm nữa hình thành tập quán, thói quen không cần chính sách, mỗi gia đình cũng đẻ 2 con.
Phải tính đến việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, càng ngày sống càng lâu hơn thì phải đi làm mới vui, nếu sống lâu hơn mà thời gian làm việc ngắn thì vừa lãng phí, lại vừa ít người đi làm nuôi người không đi làm. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng với các bộ, ngành liên quan sớm trình Chính phủ Nghị định điều chỉnh tuổi về hưu để phát huy được lợi thế này.
Qua báo cáo của Bộ Y tế, tôi thấy nổi bật lên 4 khó khăn do kết quả không đồng đều. Đối với tổng tỷ suất sinh, tổng thể thì hơn hai cháu một chút trên một bà mẹ là tốt, nhưng không đồng đều. Có một số địa phương cao, nhưng đặc biệt một số địa phương lại thấp. Các địa phương thấp làm sao kéo lên, đừng để nằm lâu quá cỡ 1,33 - 1,5 rồi không lên được nữa.
Thứ hai là mất cân bằng giới tính khi sinh, việc này rất nguy hiểm. Hiện nay, tỷ lệ cả nước là 112,3 và xu hướng còn lên 115 đến năm 2020. Cả nước đã mất cân bằng, nhưng trong một số địa phương lại rất mất cân bằng. Hưng Yên, Hải Dương lại có tỷ lệ mất cân bằng cao nhất cả nước. Vừa rồi đã có tiến bộ nhưng rất mong các tỉnh lưu ý việc này. Thứ ba là tỷ suất chết của trẻ dưới 5 tuổi không đồng đều, vùng miền núi còn chết nhiều. Thứ tư là việc hỗ trợ để chăm sóc người cao tuổi cũng không đồng đều, chỉ ở các thành phố có điều kiện, còn ở vùng núi thì điều kiện chăm sóc người cao tuổi còn rất hạn chế.
Bài học quí báu cho sự  phát triển
... Chúng ta làm chính sách dân số mới, cần lưu ý những bài học kinh nghiệm kể cả kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm không thành công của các nước trên thế giới như của Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Nếu những chính sách về dân số không hợp lý, không kịp thời thì việc đảo ngược lại sẽ rất khó.
Những quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào, có đào tạo tốt là một lợi thế, chẳng những làm việc ở nước của mình mà còn có thể đưa lao động mình sang làm việc ở nước khác. Duy trì đội ngũ lao động ở một quy mô nhất định là một lợi thế trong toàn cầu hóa. Một nước tuy còn nghèo nhưng có nguồn nhân lực tốt, có đào tạo, hạ tầng đáp ứng, môi trường chính trị ổn định thì nước giàu sẽ mang vốn, công nghệ đến. Đây là lợi thế của nước ta.
Bài học thứ hai, người Việt Nam chúng ta có truyền thống con cái chăm lo, chăm sóc cho cha mẹ cho nên có con là một điều hạnh phúc cho tương lai. Nhiều nước công nghiệp hóa, họ có tập quán là người già đi vào viện dưỡng lão, con không chăm cha mẹ, không ở với cha mẹ. Chúng ta còn truyền thống này là rất tốt, cần phát huy, không để mất.
Trong công tác dân số, ngành Y tế cùng với ngành Giáo dục khi dạy giáo dục công dân từ phổ thông, phải dạy về hạnh phúc gia đình, mỗi người cần phải có gia đình, có con. Từ trước đến nay chúng ta dạy làm công dân tốt chứ chưa chú ý dạy làm bố mẹ tốt, bố mẹ tốt là phải biết sinh đẻ vì lợi ích của gia đình, của đất nước. Phải giáo dục ngay từ bậc học phổ thông là muốn đất nước phát triển bền vững thì dân số phải phát triển bền vững. Tiếp đến là phải xây dựng một hệ thống chính sách để mỗi gia đình có hai con là những gia đình hạnh phúc nhất, có lợi nhất. Mọi chính sách hướng tới chỗ có con không bị thiệt, mà có con là có lợi, đặc biệt có hai con là có lợi nhất.

Tác giả bài viết: sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |