chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

15:16 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 20


Hôm nayHôm nay : 5239

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 236002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5375113

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động

Giáo sư Nguyễn Đình Cử - Giảng viên cao cấp Viện Dân số và Các vấn đề xã hội: Rất cần duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số

Thứ ba - 10/12/2013 13:11
“Theo tôi, rất cần duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số nhằm tập trung góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam”. Giáo sư Nguyễn Đình Cử - Giảng viên cao cấp Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhấn mạnh như vậy khi đánh giá về hiệu quả của Chương trình trong suốt hơn 20 năm qua, đặc biệt khi Chương trình đang đi được hơn nửa chặng đường giai đoạn 2011 – 2015.
Thành tựu to lớn và tác động mạnh mẽ
Thưa Giáo sư, ông có thể đánh giá ngắn gọn về thành tựu và tác động của Chương trình DS-KHHGĐ trong khoảng 20 năm qua?
- Vô cùng to lớn và rất hiệu quả. Ở phạm vi gia đình, vào những năm 1991-1992, trung bình mỗi phụ nữ sinh 3,9 con. Năm ngoái, con số này chỉ còn 2,05, nghĩa là đã giảm gần một nửa! Điều này, tạo điều kiện to lớn cho việc nuôi, dạy trẻ và mở rộng cơ hội phát triển cho phụ nữ. Trên bình diện vĩ mô, có một so sánh thế này: Năm 1990, dân số của Việt Nam, Philippines và Ethiopia lần lượt là: 69 triệu, 62 triệu và 48 triệu thì đến năm 2013, các con số này là: 90 triệu, 98 triệu và 94 triệu! Nếu 23 năm qua, dân số Việt Nam tăng như Philippines, thì năm nay đã có 109 triệu người, còn tăng như Ethiopia thì có tới 135 triệu!
Nếu chú ý rằng, 20 năm qua, ngân sách mới đầu tư cho Chương trình này vào khoảng 8.400 tỷ đồng. So sánh kết quả và chi phí, có thể thấy hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao của Chương trình. Đấy là chưa kể hiệu quả xã hội (đặc biệt là sự tiến bộ của phụ nữ) và bảo vệ môi trường.
Chúng ta cần nghiên cứu đánh giá đầy đủ tác động ở cả tầm vĩ mô và vi mô trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường của Chương trình DS-KHHGĐ nhưng một vài con số nói trên cũng cho chúng ta thấy phần nào.
Rất kịp thời và thích hợp
Ông có thể cho biết đặc điểm của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015?
- Mặc dù tên của Chương trình không có gì khác biệt so với các giai đoạn trước nhưng, theo tôi, cái khác biệt của Chương trình giai đoạn này là đánh dấu rõ ràng sự chuyển hướng của Chính sách dân số: Từ số lượng đến chất lượng dân số.
Khởi đầu bằng Quyết định  216-CP của Hội đồng chính phủ năm 1961 về việc sinh đẻ có hướng dẫn, sau hơn 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ với mục tiêu duy nhất là giảm sinh, bước vào đầu thế kỷ 21, mức sinh của nước ta đã tiệm cận đến mức sinh thay thế. Có thể nói, mục tiêu KHHGĐ đã cơ bản hoàn thành.
Vì vậy, Pháp lệnh Dân số năm 2003, Nghị quyết số 47-NQ/TW năm 2005 và Kết luận số: 44-KL/TW năm 2009 của Bộ Chính trị đều đã đặt vấn đề “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam”. Tôi cho rằng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như vậy là rất kịp thời và thích hợp với tình hình. Có thể so sánh vai trò của các văn bản chính sách, pháp luật này với vai trò của Quyết định 216-CP nói trên, tức là mở ra một thời kỳ mới của chính sách dân số.
Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010, tuy có đề cập đến mục tiêu “chất lượng dân số” nhưng rất mờ nhạt, thậm chí chưa đề ra được chỉ tiêu cụ thể nào cho mục tiêu này. Chỉ đến Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015, “chất lượng dân số” mới trở thành mục tiêu có nhiều chỉ tiêu, chỉ báo rõ ràng và có dự án cụ thể, kinh phí riêng để thực hiện. Đây là điểm khác biệt và cũng là điểm khởi đầu thực sự cho một thời kỳ mới của công tác dân số.
Căn cứ vào đặc điểm của giai đoạn này, theo Giáo sư, ngành Dân số có khả năng đạt được các mục tiêu vào năm 2015?
- Về khả năng đạt được mục tiêu của Chương trình vào năm 2015, có thể tạm phân mục tiêu cụ thể ra 2 nhóm: Nhóm phản ánh số lượng dân số, như quy mô, mức sinh thì hầu như chắc chắn sẽ đạt được. Chẳng hạn, cuối năm 2013 Việt Nam mới có 90 triệu dân, tốc độ tăng dân số năm 2012 chỉ vào khoảng 0,9% thì mục tiêu năm 2015 có không quá 93 triệu dân và tỷ lệ tăng 1% là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, trong nhóm này, mục tiêu “tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70%” có thể khó thực hiện, nếu nhìn vào xu hướng biến động của chỉ tiêu này trong khoảng 5 năm qua.
Đối với nhóm phản ánh chất lượng dân số, như mục tiêu hạn chế tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh lên đến 15% (tăng 10 lần so với đầu kỳ); Tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc đạt 30% (tăng 5 lần so với đầu kỳ); Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân đạt 10%... thì tôi không có nhiều lạc quan. Vì đây không những là vấn đề kỹ thuật, nhân lực, tài chính,... mà còn là sự thay đổi tập quán, văn hóa của người dân. Vả lại, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý chất lượng dân số.
Góp phần nâng cao chất lượng dân số
Vậy để đạt được các mục tiêu của Chương trình vào năm 2015 chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?
- Nếu Luật Dân số sớm được ban hành sẽ thúc đẩy việc thực hiện Chương trình, còn trước mắt, theo tôi, cần quyết liệt tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về chất lượng dân số. Tiếp đến là đẩy mạnh hơn nữa truyền thông, ưu tiên cho việc truyền thông thay đổi hành vi liên quan đến chất lượng dân số. Phát triển nguồn nhân lực và cơ sở kỹ thuật cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Tất nhiên, để làm được những việc này thì Chính phủ cần cung cấp kinh phí kịp thời và đầy đủ, như đã dược phê duyệt.
Thưa giáo sư gần đây người ta có bàn về sự cần thiết duy trì một số Chương trình mục tiêu quốc gia, với Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, quan điểm của Giáo sư ra sao?
- Như đã nói ở trên, Việt Nam có hơn 50 năm thực hiện công tác DS- KHHGĐ, nhưng đó là nửa thế kỷ giải quyết vấn đề số lượng dân số. Có thể nói, từ Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015, chúng ta mới bắt đầu trực tiếp giải quyết các vấn đề về chất lượng dân số.
Thời đại ngày nay là thời đại chất lượng cao. Thật là vô lý nếu không làm cho dân số chất lượng cao trong khi Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam thường đứng thứ 120/180 nước so sánh. Đây thực sự không chỉ có ý nghĩa dân số, nhân văn mà còn có ý nghĩa kinh tế to lớn. Thể chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực là những  trụ cột phát triển bền vững đất nước. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng nhất. Cả lý luận và thực tiễn từ các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cho chúng ta thấy rõ điều đó. 

Tác giả bài viết: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chương trình, dân số

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |