chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

20:27 ICT Thứ hai, 09/12/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18


Hôm nayHôm nay : 1205

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12681

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7184972

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động

GIA ĐÌNH NỀN TẢNG CỦA TOÀN XÃ HỘI

Thứ tư - 17/10/2018 13:12
Trước biết bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, trước cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế và giao thoa văn hóa toàn cầu, gia đình vẫn tồn tại và liên tục phát triển, với những giá trị bất biến như một nền tảng bền vững của xã hội không gì thay thế được.
Đề cập đến giá trị của gia đình, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình ”.
Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 72/TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 đã chọn ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam nhằm đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng các gia đình để góp phần từng bước ổn định, củng cố, xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.
Ngày nay, các giá trị chuẩn mực của gia đình Việt Nam đang bị tác động mạnh mẽ từ nhiều phía. Xu thế “toàn cầu hóa” không chỉ ảnh hưởng vĩ mô trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị... mà còn xâm nhập vào thế giới vi mô của gia đình. Sự lưu thông hàng hóa, sự tràn ngập thông tin thông qua các phương tiện truyền thông kết nối toàn cầu đã len lỏi vào mọi góc cạnh của cuộc sống gia đình.
Sự phát triển của xã hội đã tác động mạnh vào gia đình. Quan hệ truyền thống cùng những giá trị gia đình như quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, sự hiếu nghĩa thủy chung cũng đang có những thay đổi mạnh. Trước đây, do bị chi phối bởi tư tưởng nho giáo, chữ hiếu trong gia đình được thể hiện là con cái phải thành kính đối với cha mẹ, chăm sóc cha mẹ hay cả hôn nhân cũng do cha mẹ sắp đặt... nhưng bây giờ điều này đã có sự thay đổi. Do tốc độ của đời sống đô thị hóa, mọi thành viên trong gia đình đều có mối quan tâm riêng của mình, con cái ít có thời gian chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ, bữa cơm thân mật gia đình cũng dần ít đi. Nền tảng gia đình đang bị lung lay. Bữa cơm gia đình, không gian ấm áp, tổ ấm hạnh phúc đang dần bị “đánh cắp” bởi nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường. Theo thống kê mới đây, tại các đô thị lớn của Việt Nam có đến 30 – 40% các gia đình bị mất đi bữa cơm sum họp. Trung bình cứ 5 cặp vợ chồng có 1 cặp xảy ra bạo hành gia đình. Tỷ lệ ly hôn là 2,6%. Vấn đề lề lối, nếp sống, gia phong, gia nghĩa của từng gia đình bị chi hối bởi nhân tố kinh tế, văn hóa, vật chất, mưu sinh lập nghiệp, thị hiếu và giải trí.... Mối quan hệ trong gia đình hiện nay đang mang tính chất tự do, dân chủ và bình đẳng. Tính cá nhân độc lập cao đe dọa quan hệ gia đình không còn bền chặt.
Nếu như cha mẹ là giá trị rường cột tạo nên gia lễ, gia đạo gia phong thì nay việc giáo dục con cái đang được phó mặt cho nhà trường. Đây là một sức ép không nhỏ lên xã hội là manh mối của mọi nguyên nhân tạo ra những rạn nứt trong các mối quan hệ gia đình, khiến vợ chồng ly tán, con cái bị đẩy vào đời sớm. Sự xâm nhập của làn sóng các tệ nạn xã hội, văn hóa đồ trụy đã làm tổn thương đến các giá trị nhân văn, đạo lý truyền thống trong gia đình Việt Nam.
Trong nhịp sống hối hả bộn bề, gia đình phải thực sự là mái ấm yên vui, tràn đầy tình yêu thương, chở che, chia sẻ mọi vui buồn, là nơi xoa dịu những vết thương, ức chế, cả những nỗi đau cô độc khi bị vấp ngã, thất bại trong mỗi bước thăng trầm của cuộc sống. Gia đình là nơi cho ta cảm giác bình yên, tin cậy và sự cân bằng tâm lý.
Trong trào lưu hội nhập và nhất là quá trình “toàn cầu hóa hiện nay”, phải lấy giá trị gia đình làm trung tâm trong mọi giá trị của đời sống văn hóa xã hội, tạo sức mạnh cho toàn xã hội.
“Gia đình Việt Nam chịu tác động nhiều của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa nhưng hiện tại vẫn là một giá trị bền vững và có sức sống mạnh mẽ. Nó vẫn là nền tảng, là tế bào của xã hội, là một thiết chế cơ bản của xã hội, là tổ ấm nơi nương tựa quan trọng nhất của mỗi con người”.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |