chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

22:41 ICT Thứ tư, 09/10/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 17


Hôm nayHôm nay : 9999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 111953

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6940861

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

TÂM LÝ NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Thứ hai - 16/03/2020 09:31
Hầu hết nhiều người khi hay tin bản thân mắc bệnh đái tháo đường đều rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi quá mức. Tuy nhiên, chính những suy nghĩ tiêu cực đó vô tình đã tiếp sức cho bệnh tật. Do vậy, người thân và gia đình cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tinh thần, cũng như giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường. Thực tế đã cho thấy sự lạc quan chính là “liều thuốc chữa bệnh” hiệu quả nhất. Người bệnh càng giữ tinh thần thoải mái bao nhiêu thì chất lượng cuộc sống, cũng như tình trạng sức khỏe sẽ càng được cải thiện tốt. Ngược lại, nếu tinh thần suy sụp, người bệnh càng dễ bị bệnh tật đánh gục.
TÂM LÝ NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

TÂM LÝ NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Giáo sư Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết "Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường", ước tính cứ 20 người trưởng thành thì có một bị tiểu đường, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, ông Dàng chia sẻ. Chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025. Khi bị bệnh, người bệnh rất lo âu và mong muốn chóng khỏi bệnh để trở lại cuộc sống gia đình và xã hội. Khi bị bệnh nặng, họ thường rất sợ bị biến chứng, sợ chết, sợ tàn phế... những trường hợp suy nghĩ túng quẫn mà có thể tự sát. Sau đây là một số dạng tâm lý của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường để thầy thuốc có thể hiểu và thông cảm với người bệnh.
Tâm lý chung mà bất kì một ai khi biết rằng mình đã mắc bệnh tiểu đường là họ sẽ rơi vào trạng thái lo âu, buồn phiền, thậm chí dẫn đến strees. Dân gian ta vẫn thường nói “ăn được ngủ được là tiên”, nhưng đối với người bệnh tiểu đường, đây không phải là điều mà họ có thể dễ dàng có được, nếu không có hướng giải pháp thích hợp. Vì lo sợ đường huyết bất ổn nên họ đã kiêng cữ quá nhiều loại thực phẩm, đôi lúc dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, ăn không được, ngủ không yên… đã ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng cũng như tinh thần của người bệnh.
Không muốn tin rằng điều không may này lại xảy đến với mình, bạn tự hỏi: không biết thầy thuốc, phòng xét nghiệm có nhầm không? Đặc biệt những người khi được khám định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng cao, khả năng chối bỏ bệnh càng lớn với lý do là mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có triệu chứng gì đâu? Rồi năm tháng qua đi, dù bạn không muốn tin thì bệnh tật vẫn hàng ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, khi bạn không thể chối bỏ sự thực là mình mắc bệnh tiểu đường thì biến chứng đã nặng nề. Quá tự tin vào bản thân, tinh thần lạc quan thiếu thực tế, không cần đến sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn đã khiến bạn phải trả giá.
Một loại tâm lý thứ hai thường rơi vào những người có hiểu biết khá tốt, khi biết mình mắc bệnh, bạn tìm hiểu tài liệu, hỏi han những người đồng bệnh sau khi có được những thông tin về bệnh, bạn luôn sống trong nỗi ám ảnh bệnh tật, biến chứng. Bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong cơ thể (ngày thường không hề để ý đến) nay được nhân lên gấp bội: ngồi lâu một chút gây tê chân do thiếu máu tạm thời được quy kết do biến chứng thần kinh; mắt nhìn mờ đi do tăng, giảm đường máu quá nhanh luôn được coi là biến chứng mắt. Sự lo lắng thái qúa gặm nhấm sinh lực của bạn, khiến bạn mất ăn, mất ngủ, cả gia đình phải lo lắng theo bạn và bạn cảm thấy mình có lỗi.
Bệnh tiểu đường là bệnh tiến triển theo thời gian, do đó người bệnh thường gặp những tác động tiêu cực về tâm lý. Do đó, người thân trong gia đình nên quan tâm đến người bệnh, thường xuyên trò chuyện, giúp đỡ người bệnh khi họ cần. Những hoạt động này không chỉ có tác dụng giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng của người bệnh mà còn có thể hỗ trợ một phần cho quá trình điều trị. Giờ đây, y khoa có thể can thiệp và áp dụng các biện pháp giúp điều hòa lượng đường huyết dư thừa, thông qua thuốc men hoặc chế độ ăn kiêng. Điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình lâu dài, người bệnh phải kiên nhẫn thực hiện mỗi ngày từng chút một. Bạn càng hiểu rõ về bệnh tiểu đường và cách kiểm soát chúng nhiều chừng nào, thì bạn càng thấy mình khỏe mạnh và tự tin hơn chừng đó.

Tác giả bài viết: V.D

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |