chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

20:31 ICT Thứ bảy, 14/09/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 14


Hôm nayHôm nay : 1604

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 149716

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6794470

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Họp báo Hưởng ứng ngày Dân số thế giới: Nhiều vấn đề "nóng" được đặt ra

Thứ tư - 17/07/2013 09:43
Mang thai ở tuổi VTN có nhiều hệ lụy, nguy hiểm, đối với thai nhi của một người mẹ chưa phát triển đầy đủ thì chắc chắn việc nuôi dưỡng thai đó cũng không thể tốt được. Bất thường, dị tật, thai bị suy dinh dưỡng, thai kém phát triển, chết trong tử cung cũng nhiều thai có thể gặp…
Buổi họp báo thu hút sự quan tâm của hàng trăm phóng viên các báo, đài trong cả nước

Buổi họp báo thu hút sự quan tâm của hàng trăm phóng viên các báo, đài trong cả nước

Tại buổi họp báo hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 sáng nay (10/7), nhiều vấn đề "nóng" trong công tác DS-KHHGĐ, trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/SKTD đã được các đại biểu, các nhà báo đặt ra cho các thành viên chủ trì. Chúng tôi xin trích dẫn một số vấn đề sau:
 
? Trong thời gian tới, Bộ Y tế có kế hoạch gì để tiếp tục tăng cường số lượng, chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD, cung cấp biện pháp thuận lợi cho VTN?

- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến: Trước đây tỷ lệ mang thai vị thành niên khá cao nhưng chưa có thống kê đầy đủ ở khu vực, địa bàn, nhưng hiện nay, tỷ lệ mang thai ở tuổi VTN tập trung ở khu vực dân tộc thiểu số. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung vào khu vực này nhiều và giải pháp chủ yếu là truyền thông để VTN hiểu rõ: Quan hệ tình dục, mang thai ở tuổi này rất nguy hiểm, dẫn đến các hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, giáo dục VTN các phương pháp tránh thai, chúng ta không thể chỉ bằng truyền thông thôi mà giảm được tỷ lệ này, đối với những người này còn cần đảm bảo quan hệ tình dục an toàn.
Bộ Y tế đánh giá rất cao vai trò của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Các bạn đã quan tâm, giúp đỡ hiệu quả, tài trợ các chương trình giáo dục, truyền thông; tổ chức các lớp tư vấn giảng dạy cho các đối tượng này dùng biện pháp tránh thai như thế nào hiệu quả nhất, vì nếu không sử dụng đúng, không hiểu biết đúng sẽ có hậu quả lớn. Ví dụ: chị em ở tuổi sinh đẻ như bệnh lý về tim mạch, huyết áp mà dùng thuốc tránh thai không cẩn thận sẽ có hệ lụy. Tôi tin rằng với cách làm như hiện nay, cùng với sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, chắc chắn trong thời gian tới, tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ được cải thiện.
 
? Hơn 1/3 thanh niên vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ tránh thai, vì sao lại có tình trạng này và cần làm gì để số người này được tiếp cận các dịch vụ tránh thai?
 
TS Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế): Trong những năm qua, công tác dân số - KHHGĐ nhằm mục đích cao nhất là mục đích kiểm soát mức sinh, giảm sinh, do đó, đối tượng đích ưu tiên trong giảm sinh là tập trung phụ nữ, nam giới đã có gia đình. Còn thực tế, đối tượng VTN/TN chưa có gia đình trong chương trình giai đoạn qua chưa có sự quan tâm đúng mức.
Chương trình DS-KHHGĐ bắt đầu từ năm 2003 đã có sự quan tâm đối tượng này, chúng tôi đã và đang triển khai nhiều mô hình, biện pháp để quan tâm hơn đến đối tượng này, đặc biệt là độ tuổi VTN nhằm làm sao giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, quan hệ tình dục không an toàn. Hiện nay chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trẻ VTN vùng sâu, xa, khó khăn, nơi vấn nạn tảo hôn còn nhức nhối, môi trường khó tiếp cận, đối tượng khó cung ứng dịch vụ SKSS/SKTD.
Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai chương trình giáo dục DS-SKSS, giới và bình đẳng giới trong nhà trường; phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM triển khai các mô hình “Góc thân thiện cho thanh niên công nhân” tại các khu công nghiệp, “Góc thân thiện cho học sinh” trong các nhà trường phổ thông, “Kịch tương tác cho VTN/TN”; phối hợp Tổng liên đoàn lao động Việt Nam triển khai mô hình điểm “Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc SKSS trong công nhân lao động”, đặc biệt là đối tượng lao động trẻ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
 
Bộ Y tế cũng đã tổ chức và triển khai mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình Cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với VTN/TN. Đây là một trong ba cấp dự phòng nâng cao chất lượng dân số, để chuẩn bị cho họ những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm để làm tốt vai trò cha mẹ, chăm sóc SKSS, chuẩn bị cho sự ra đời của những công dân tương lai tiên tiến. Trong thời gian tới, chúng tôi hi vọng với sự chuyển hướng tập trung quan tâm chất lượng dân số, đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý, vấn đề tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, với đối tượng VTN/TN là đối tượng ưu tiên hàng đầu.
? Đánh giá của ông về giáo dục giới tính với thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay cũng như việc tiếp cận của họ với thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD nhất là dịch vụ phá thai?
 
Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đang triển khai Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu cải thiện chất lượng SKSS của vị thành niên, thanh niên. Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ nhằm mục đích làm sao giảm số người vị thành niên có thai ngoài ý muốn xuống 20% vào năm 2015; 50% vào năm 2020. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên, thanh niên Việt Nam với mục tiêu cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, đặc biệt các dịch vụ liên quan đến SKSS/SKTD, phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục bao gồm HIV/AIDS…
- Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến: Mang thai ở tuổi VTN có nhiều hệ lụy, nguy hiểm, đối với thai nhi với một người mẹ chưa phát triển đầy đủ thì chắc chắn việc nuôi dưỡng thai đó cũng không thể tốt được. Bất thường, dị tật, thai bị suy dinh dưỡng, thai kém phát triển, chết trong tử cung cũng nhiều thai có thể gặp…

Đặc biệt, với những thanh niên, VTN này chưa chắc đã có gia đình, tỷ lệ nạo phá thai sẽ tăng lên ở đối tượng này. Chúng ta đều biết nạo phá thai đều có nguy cơ tai biến sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tương lai lâu dài như vô sinh, tắc nghẽn vòi trứng, viêm nhiễm, tổn thương cổ tử cung…
 
Các chương trình giúp VTN/TN đặc biệt  tư vấn sức khỏe tình dục, giới tính, có thể nói là bài bản, dễ hiểu cho cả người hướng dẫn và người tiếp cận. Vấn đề là truyền thông bằng cách nào để đối tượng này tiếp cận với chương trình này. Nhưng chương trình này không phải là công việc riêng của Bộ Y tế, Tổng cục mà còn là sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội vì đây chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, do đó, vai trò của Đoàn thanh niên, phụ nữ, thậm chí là hội phụ lão cũng rất quan trọng. 
 
? Đặc điểm của đồng bào công giáo Việt Nam là không ủng hộ các phương pháp tránh thai hiện đại, phá thai, vậy truyền thông về DS-SKSS/KHHGĐ cần phải làm gì để họ chấp nhận?

- TS Lê Cảnh Nhạc: Đúng là trong cộng đồng người công giáo Việt Nam vấn đề dùng các biện pháp tránh thai, can thiệp phá thai còn nhiều trở ngại đặc biệt trong truyền thông, giáo dục. Thậm chí có những vùng đồng bào công giáo quan niệm phải sinh nhiều con để gia tăng số lượng giáo dân.

Chúng tôi xác định công tác này phải bền bỉ và vì mục đích chung, vai trò của các vị chức sắc, chánh xứ, trùm trưởng đặc biệt quan trọng. Nhiều nơi, các vị chánh xứ, trùm trưởng, chức sắc đã nhận thấy được điểm tương đồng, giao thoa giữa pháp luật Nhà nước và giáo lý, giáo luật, tìm ra mối liên hệ giữa công giáo - đạo đời để "loan báo tin mừng" cho giáo dân sống sao cho “tốt đời đẹp đạo”. Vấn đề là tiếp cận, tuyên truyền, vận động để đồng bào giáo dân hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tránh thai, để họ lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất nhằm giữ vững quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc SKSS đặc biệt là vị thành niên, thanh niên trong cộng đồng người công giáo.
 
Tại buổi họp báo, các phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan thông tấn, báo chí đã gửi các câu hỏi tới vị Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, tổ chức y tế thế giới WHO, Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO… các câu hỏi liên quan đến truyền thông, giáo dục SKSS/SKTD cho đối tượng vị thành niên, thanh niên. Trả lời cho vấn đề này, đại diện các tổ chức đều thống nhất quan điểm: Mang thai ở tuổi vị thành niên không chỉ là thách thức ở Việt Nam mà là vấn đề toàn cầu. Làm thế nào để thanh niên có thể tiếp cận được thông tin là bước đầu tiên quan trọng; bên cạnh đó, cần truyền thông không chỉ tới đối tượng đích là vị thành niên, thanh niên mà còn với đối tượng là bố mẹ các em, vì nhiều người không có ý thức rằng con em của họ đã có quan hệ tình dục trước khi kết hôn. Do đó, bố mẹ các em cũng cần được cung cấp thông tin. Các thầy cô giáo cũng cần được trang bị, đào tạo, hướng dẫn đầy đủ để tiếp tục truyền đạt cho các em học sinh. Đặc biệt, cần thay đổi quan điểm, thái độ, ý thức của những người cung cấp dịch vụ cho những VTN/TN tốt hơn, đặc biệt trong SKSS.
 
 

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thai

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |