chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

10:21 ICT Thứ tư, 11/12/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 1775

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16427

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7188718

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Thực trạng vấn đề giới tính khi sinh ở Bình Phước

Thứ hai - 15/04/2013 14:56
Phỏng vấn ông Bạch Sỹ Long- Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước
Ông Bạch Sỹ Long - Chi cục trưởng - Chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh phát biểu tại Lễ phát động Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số

Ông Bạch Sỹ Long - Chi cục trưởng - Chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh phát biểu tại Lễ phát động Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả Hội thảo Quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh vào ngày 3-11-2012 tại Hà Nội,  Bộ y tế đã đánh giá: Chúng ta cố gắng khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) và bước đầu đã có kết quả: Giai đoạn 2006-2008, TSGTKS tăng 1.15 điểm phần trăm/năm; Giai đoạn 2009 đến nay, TSGTKS tăng 0,6 điểm phần trăm/năm. Tuy nhiên với mức tăng đó vẫn là quá cao và cần phải giảm mạnh hơn nữa. Để đạt TSGTKS dưới mức 113 vào năm 2015 là rất khó khăn, và khó khả thi bởi sự vào cuộc chưa kiên quyết của các cấp ủy, chính quyền địa phương, chưa có sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể. Do vậy, chúng ta chưa thể hạ TSGTKS xuống ngay được mà chỉ khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS hàng năm (dưới 0,4-0,5 điểm phần trăm/năm).Phóng viên: Thưa ông, theo một số nguồn thông tin mà chúng tôi có được, thì hiện nay theo báo cáo chỉ số giới tính khi sinh tại một số huyện thị trong tỉnh rất cao, điển hình là ở xã Tân Hưng, Đồng Phú 122 bé trai/100 bé gái, xã Lộc Hưng, Lộc Ninh là 134 bé trai/100 bé gái …Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
Ông Bạch Sỹ Long:  Trước hết xin cám ơn nhà báo, chúc nhà báo và tòa soạn nhiều sức khỏe. Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là một thách thức lớn của ngành Dân số hiện nay và tương lai. Đây cũng là vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm, theo dõi. Trong thực tế, vấn đề nhà báo vừa nêu hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng theo nguyên tắc tính toán và xác suất thống kê thì chưa đủ cơ sơ khoa học và sự tin cậy để khẳng định là vấn đề này đang thực sự nghiêm trọng tại địa bàn tỉnh nhà. Những con số vừa nêu không có đủ cở mẫu cần thiết và không có tính đại diện cho cộng đồng nên chưa có cơ sở để kết luận sự việc. Như nhà báo đã biết, tại tỉnh ta mỗi năm có khoảng 15.000 trẻ được sinh ra, nếu chia đều cho 110 xã, phường thì bình quân mỗi xã, phường có chưa tới 150 trẻ. Số lượng như vậy thì về nguyên tắc thống kê không bảo đảm tính chính xác, không bảo đảm tính đại diện và độ tin cậy không cao. Vì vậy, để tính toán và công bố chỉ số này người ta qui định không áp dụng ở tuyến xã, huyện mà chỉ áp dụng từ tuyến tỉnh trở lên.
Phóng viên: Vậy theo ông thực tế vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh ta hiện nay như thế nào?
Ông Bạch Sỹ Long: Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn biến phức tạp  trên bình diện cả nước và tỉnh ta cũng không ngoại lệ. Vấn đề này hiện nay toàn quốc chia thành ba nhóm: Nhóm mất cân bằng giới tính khi sinh cao nằm ở xung quanh thủ đô Hà Nội và Khu vực đồng bằng Bắc bộ; Nhóm mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức độ vừa phải nằm rải rác khắp ba miền; Nhóm không có sự cân bằng giới tính khi sinh tập trung chủ yếu ở Khu vực Tây Nguyên. Như vậy, Bình Phước có hiện tượng mất cân bằng giới tính nhưng chưa phải là địa phương có tỷ lệ giới tính khi sinh cao. Theo kết quả thống kê và theo dõi của ngành Dân số, trong ba năm liên tiếp 2010, 2011 và 2012 thì tỷ lệ này là: 109 bé trai/100 bé gái, 109 bé trai/100 bé gái va 110 bé trai/100 bé gái. Qua theo dõi của cả nước, thông thường cứ khoảng mười năm vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới tăng 01 điểm phần trăm. Tuy nhiên, chỉ trong hai năm, năm 2011 đến năm 2012 chỉ số này của Bình Phước đã tăng hơn 01 điểm phần trăm. Tôi cho rằng đây là một vấn đề đáng quan tâm và là thách thức lớn cho tỉnh trong thời gian sắp tới.
Phóng viên: Ông có thể cho biết một số nguyên nhân của vấn đề này?
Ông Bạch Sỹ Long: Theo tôi ở Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng có 04 nhóm nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất là:  Ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, trọng nam khinh nữ và thờ cúng ông bà. Đối với người phương Đông đặc biệt là người Á Đông do bị ảnh hưởng văn hóa, tư tưởng, phong tục và lối sống của người Trung Hoa nên quan niệm “trọng nam khinh nữ” ăn rất sâu vào nếp nghĩ của họ. Vì vậy, mới có câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” hoặc “..trong các tội bất hiếu, không có con trai nối dõi tông đường là một đại tội…”. Trong  văn hóa người Việt từ yêu đương, cưới hỏi, ma chay, khai sinh cho con… đều đề cao vai trò của nam giới. Sau khi  cha mẹ chết cũng chỉ có con trai mới được phép cầm di ảnh, bưng bát hương, thờ cúng, giỗ chạp. Đây là những áp lực rất lớn khiến nhiều người cố gắng sinh cho được con trai.
Thứ hai là vấn đề bất bình đẳng giới. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, nhiều giải pháp để tìm cách giải quyết vấn đề bất bình đảng về giới. Mặc dù có nhiều kết quả nhất định, nhưng trong tâm tưởng, trong việc làm  của một bộ phận nhân dân thì phụ nữ  vẫn chỉ có vai trò thứ yếu. Thậm chí có  phụ nữ chính bản thân họ cũng luôn tự cho mình đóng vai phụ bên cạnh người đàn ông.
Thứ ba là hệ thống an sinh xã hội chưa hoàn thiện. Do hệ thống an sinh xã hội chưa đảm bảo nên hầu hết mọi người đều có tư tưởng “trẻ nhờ cha, già nhờ con”. Tập quán của người Việt là bố mẹ luôn phải do con trai nuôi dưỡng nên hầu như tất cả mọi người, mọi gia đình luôn muốn có ít nhất một người con trai đảm đương vai trò “bảo hiểm tuổi già” cho mình.
Thứ tư là vận dụng tiến bộ y học phục vụ mục đích không chính đáng. Trình độ y học ngày nay không ngừng tiến bộ, đặc biệt là các phương tiện y học kỹ thuật cao. Nắm bắt được điều đó không ít bác sỹ, cơ sở y tế đã vận dụng để chọn lọc giới tính thai nhi ngay cả khi đứa bé chưa hình thành.
Phóng viên: Vậy ngành Dân số tỉnh nhà đã có những giải pháp nào để góp phần giải quyết vấn đề TSGTKS, thưa ông?
Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay đã đến mức báo động đỏ với hàng loạt vấn đề xã hội khác đang diễn ra gay gắt. Giải quyết tình trạng này là việc cần phải làm ngay. Nhưng làm thế nào để có được sự vào cuộc của các ngành thì câu trả lời hiện nay vẫn chưa thấu đáo. Ở tỉnh ta, tuy chưa phải là một trong những địa phương có tình trạng báo động đỏ (theo số liệu Thống kê của Tổng Cục Dân Số) nhưng nếu không sớm vào cuộc thì e rằng vấn nạn này cũng sẽ sớm xuất hiện trong một ngày không xa. Nếu trong tương lai, đàn ông
không thể lấy được vợ thì quả là vấn đề nan giải, thế nhưng hiện tại chưa có ai nghĩ tình cảnh đó sẽ đến với con trai mình.
Mất cân bằng giới tính khi sinh là một vấn đề rất mới của công tác dân số. Nguyên nhân cơ bản vẫn là tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý thích con trai tồn tại từ ngàn đời nay. Giải quyết được vấn đề là vô cùng khó khăn, phức tạp. tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự vào cuộc thực sự của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, theo tôi cần:
-Chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách sâu rộng trên nhiều phương diện để làm thay đổi nhận thức của người dân và của toàn xã hội. Tuyên truyền một cách đồng bộ bằng nhiều hình thức khác nhau, từ truyền thông đại chúng đến truyền thông trực tiếp, phê phán mạnh mẽ những hủ tục trọng nam khinh nữ, nêu gương gia đình chỉ có con gái nhưng thành đạt hạnh phúc. Nội dung tuyên truyền cần phong phú, đa dạng và phù hợp với từng đối tượng.
-Nâng cao vai trò vị trí và địa vị của người phụ nữ nhằm mang lại cho chính bản thân họ sự tự tin, tự chủ về địa vị của họ trong gia đình và xã hội đồng thời qua đó thay đổi cái nhìn của xã hội đối với người phụ nữ.
-Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xử lý tình trạng vi phạm chính sách dân số.
-Cải thiện chế độ an sinh tuổi già để người dân an tâm tin tưởng mà không phải cố tình đảm tuổi già bằng “con trai”.
-Động viên khuyến khích, khen thưởng những gia đình sinh con một bề là gái mà không vi phạm chính sách dân số.
Các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia quốc tế đã đưa ra dự báo về 3 kịch bản về TSGTKS ở Việt Nam như sau:
  1. Phương án tích cực: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 115 vào năm 2020 sau đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2025
  2. Phương án quá độ: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 120 vào năm 2020 sau đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2030
  3. Phương án không can thiệp: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 125 vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho tới năm 2050
Năm 2050 chênh lệch số lượng nam và nữ sẽ từ 2,3 đến 4,3 triệu người theo các kịch bản trên.

Tác giả bài viết: Phương Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: điểm phần, tsgtks

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |