chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

22:16 ICT Thứ tư, 09/10/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 6


Hôm nayHôm nay : 9950

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 111904

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6940812

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Tâm lý của trẻ biếng ăn

Thứ ba - 24/12/2019 09:06
Biếng ăn là một trong nhiều tình trạng rối loạn về ăn uống bao gồm: chậm thành thục về khẩu vị, kén ăn, chán ăn, háu ăn, các trạng thái đặc biệt khác như: chứng nhai lại, ăn bậy (đất sét, thạch cao, sỏi…) thường là biểu hiện của tình trạng chậm khôn nặng hay trung bình. Mặc dù hiện nay, vấn đề trẻ em có xu hướng béo phì cũng là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, việc mong muốn cho con những món ăn “ngon nhất, bổ nhất” vẫn là một trong những mục tiêu của các bà mẹ. Vì thế, một trong những điều làm cho các bà mẹ khó chịu là việc đứa trẻ từ chối những bình sữa, chén bột xay, cháo hầm đầy bổ dưỡng và rất ngon kia.
Tâm lý của trẻ biếng ăn

Tâm lý của trẻ biếng ăn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, ngoài những nguyên nhân về sinh học do ảnh hưởng khi sinh, hay do tình trạng chậm phát triển vận động thì việc biếng ăn của trẻ thường do hai nguyên nhân: thứ nhất là cách thức cho trẻ ăn không hợp lý, thứ hai các vấn đề trong quan hệ mẹ con. Có thể nói rằng, những món ăn mà trẻ ăn ngấu nghiến hay kiên quyết từ chối, đôi khi là thứ mà trẻ đang tìm kiếm về phương diện tâm lý, tình yêu của bà mẹ đối với đứa con. Đứa trẻ sẽ biểu lộ tình cảm qua hình thức cho và nhận, khi trẻ “nôn trớ” có thể hiểu đó là một hình thức “trả lại” những gì mà bé không muốn nhận.
Việc chế biến thức ăn cũng là một yếu tố, nếu như người mẹ chỉ muốn cho trẻ ăn những món đã được nghiền nát, xay nhuyễn trong khi trẻ đã có thể nhai được, trẻ sẽ dần dần làm biếng nhai, từ biếng nhai đến biếng ăn chỉ có một khoảng cách nhỏ. Hay đó là một món ăn ngon theo “khẩu vị của bà mẹ” chứ không phải của bé. Nhiều bé thèm được ăn những món giống như cha mẹ: phở, bánh cuốn, bún riêu… mà mẹ thì cứ bắt ăn súp, chỉ mình bé ăn chẳng giống ai trong gia đình. Đôi khi tình trạng biếng ăn của trẻ là vì một cái mụn nhỏ ở lưỡi, trong miệng hay một cái răng bị đau mà đứa trẻ chưa biết cách báo động, có thể khiến cho cha mẹ hay lo lắng. Hoặc đơn giản hơn là vì lúc đó trẻ chưa muốn ăn, vì chưa đói bụng, nhiều khi mẹ nóng lòng muốn ép con ăn nhiều cho mau lên cân, cho tròn trịa giống như con nhà hàng xóm nên cứ ép bé ăn hoài.
Như vậy, khi trẻ biếng ăn chúng ta sẽ thử đặt câu hỏi:  ai là người thường xuyên và trực tiếp cho trẻ ăn? Khi cho trẻ ăn chúng ta có vui vẻ, thoải mái hay căng thẳng, gấp rút? Tư thế ngồi khi cho trẻ ăn như thế nào? Trẻ tỏ ra khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt trước và sau khi ăn? Việc cho ăn có đúng giờ quy định, đúng chỉ tiêu là phải ăn hết bao nhiêu hay có sự thay đổi... tìm ra được những câu trả lời thích hợp là các ông bố, bà mẹ có thể tự giải quyết được việc biếng ăn của con mình. Vì vậy để cải thiện điều quan trọng là phải xem xét lại nhiều nguyên nhân về tâm lý trước khi xét đến yếu tố sinh học. Trường hợp nếu khả năng hấp thu của trẻ quá kém, có thể bổ xung bằng một số loại thuốc, men tiêu hoá nhưng phải có sự hướng dẫn của các bác sỹ nhi khoa hay các chuyên viên dinh dưỡng trước khi sử dụng thuốc. Nếu trẻ đã có đủ răng thì nên tập cho bé nhai, chứ đừng nghĩ trẻ nhai không được, sợ khó tiêu… trẻ cũng có thể tập xúc, tập cầm đũa, đôi khi có thể làm rơi vãi thức ăn, nhưng chính điều đó sẽ kích thích cho trẻ thích ăn hơn. Trẻ cần được ăn chung với bố mẹ, nếu quậy phá thì phải chịu khó tập cho trẻ ổn định, bắt chước các hoạt động ăn uống như bố mẹ. Cũng giống như ở trường mẫu giáo thôi, trẻ ăn trong bầu không khí vui vẻ, ồn ào chung quanh lại có nhiều bạn cũng xì sụp ngon lành, vậy là cũng ăn theo.
Vì vậy, việc trẻ từ chối hay lười ăn là một dấu hiệu tuy chưa có gì là nghiêm trọng, nhưng cũng cần phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau và từ từ tìm cách giải quyết, đừng nôn nóng hay vội vã thay đổi loại sữa, thay đổi món ăn, hay tỏ ra sốt ruột tìm các biện pháp ép trẻ ăn, huy động cả nhà “tham gia” và bày ra đủ thứ trò như cho trẻ xem ti vi, điện thoại kể cả việc bỏ đói một vài giờ.

Tác giả bài viết: VD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: một trong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |