NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Thứ hai - 19/11/2018 09:09
Thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình dân số, sức khỏe sinh sản đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Hàng năm, HĐND, UBND tỉnh đã thực hiện đưa các chỉ tiêu về dân số vào chỉ tiêu kinh tế xã hội và giao cho các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cũng đã thực hiện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể các cấp lồng ghép hoạt động dân số vào nội dung, chương trình hoạt động của các đơn vị. Việc phối kết hợp lồng ghép công tác Dân số vào nội dung, chương trình hoạt động của đơn vị, xây dựng nhiều mô hình, hình thức tuyên truyền; tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội thảo chuyên đề; thành lập mô hình nam nông dân không sinh con thứ 3, mô hình gia đình không sinh con thứ 3, câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ vì sức khỏe vị thành niên .... nhờ vậy, đã huy động được sự tham gia ngày càng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Sự vào cuộc mạnh mẽ của Tổ chức Đảng, của HĐND, của UBND, của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, của các sở, ban, ngành và của các đoàn thể trong việc lồng ghép chương trình dân số, sức khỏe sinh sản vào các hoạt động thường xuyên của ngành đã góp phần tích cực vào việc thành công của chương trình Dân số-KHHGĐ một số kế quả đã đạt được như sau:
Tỷ suất sinh thô giảm từ 17,47%o năm 2011 xuống còn 16,8%o vào năm 2012 và năm 2014 giảm còn 15,49%o năm 2015 là 15,09 đạt mức sinh thay thế, đến năm 2017 là 14,53%o. Bình quân mỗi năm giảm 0,67%o; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ngày càng giảm. Năm 2011 là 9,92 năm 2012 tăng lên 12,35% giảm xuống còn 10,54% vào năm 2014, năm 2017 là 10,07%; bên cạnh đó, tỷ số giới tính khi sinh diễn biến không ổn định và có dấu hiệu tăng dần theo thời gian, từ 109 bé trai/100 bé gái năm 2011 lên 111 bé trai/100 bé gái vào năm 2012 và lên 114 bé trai/100 bé gái, năm 2017 là 112,2 bé trai/100 bé gái. Như vậy, có thể nói Bình Phước đang có diễn biến gia tăng tỷ số giới tính khi sinh theo chiều hướng ngày càng phức tạp.
Tuy Bình Phước đã đạt được mức sinh thay thế vào năm 2015, số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con, quy mô dân số không vượt quá 1 triệu người, tỷ suất sinh thô của toàn tỉnh hàng năm giảm. Tuy nhiên, xét về góc độ từng địa phương huyện, thị xã thì chỉ tiêu mức giảm sinh còn có sự khác biệt và chưa mang tính bền vững, một số địa phương mặc dù tỷ suất sinh có giảm so với năm trước nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Bên cạnh đó, do kinh phí truyền thông chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp nên việc duy trì, chấp nhận quy mô gia đình ít con đang có nguy cơ không tồn tại bền vững được. Một số bộ phận gia đình có điều kiện kinh tế khá giả có chiều hướng sinh thêm con thứ 3 trở lên. Ngoài ra việc nâng cao chất lượng dân số của người dân ngày càng được cải thiện, các Mô hình do ngành dân số triển khai như đề án Mô hình“ Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh”, Mô hình “ Tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân Mô hình “ Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” luôn đạt được các mục tiêu đề ra.
Bện cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân số - KHHGĐ đang đối mặt với khó khăn mới, mức giảm sinh có giảm nhưng chưa bền vững, có sự khác biệt giữa các địa phương và có nguy cơ gia tăng trở lại, mất cân bằng giới tính khi sinh đang có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, chất lượng dân số đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai và việc cung cấp gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ngày càng gặp nhiều khó khăn. Bởi mấy năm trở lại đây kế hoạch hóa gia đình bắt đầu chuyển dần từ xã hội hóa từng phần, từng bộ phận sang xã hội hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, nhận thức của người dân hiện nay vẫn còn hạn chế, vẫn phụ thuộc vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình miễn phí, do đó việc triển khai xã hội hóa trong cung cấp gói dịch vụ này gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu về dân số của tỉnh.
Vì vậy, để công tác Dân số-KHHGĐ đạt được thành tựu cao hơn nữa trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp Ủy đảng, chính quyền các cấp, và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành đoàn thể, đặc biệt là trong việc thông tin kịp thời tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác Dân số -KHHGĐ, trong đó công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi là mũi nhọn tiên phong trong công tác dân số, cần phải đổi mới thường xuyên cả về phương pháp, hình thức lẫn nội dung nhằm đảm bảo thay đổi nhận thức một cách bền vững về công tác Dân số-KHHGĐ/sức khỏe sinh sản./.
Tác giả bài viết: Bích Tuyển
Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền