Bù Đăng là một huyện miền núi được tái lập vào tháng 11/1988, tách ra từ huyện Phước Long, huyện có tổng diện tích tự nhiên là: 1.503km2, với 15 xã và 01 thị trấn, Dân số toàn huyện tính đến 31/12/2010 là 136428 người, có 21 dân tộc anh em đang sinh sống trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 37%. Là huyện có đường quốc lộ 14, có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh tây nguyên, đất đai rộng lớn có nhiều tiền năng về Nông- Lâm nghiệp- dịch vụ, với địa hình đồi núi phức tạp, hệ thống giao thông chưa phát triển hoàn thiện. Hàng năm, tỷ suất người nhập cư từ các vùng, miền vào Bù Đăng khá lớn. Sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán là một nét độc đáo nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách để phát triển, mà một trong những thách thức lớn được đặt ra đó là vấn đề “Gia tăng quy mô dân số”, trong nhưng năm trước và giai đọan 2001-2005.
Đứng trước những khó khăn trên. Thực hiện chính sách DS-KHHGĐ ở huyện Bù Đăng, đã được Huyện Ủy – HĐND - UBND Huyện và các ngành hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng các nghị quyết, chỉ thị, quyết định quan trọng và xây dựng kế hoạch chương trình hành động áp dụng trên địa bàn huyện nhất là thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX), ngày 14/7/2005, Chỉ thị số 34- CT/TU của tỉnh Ủy, về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 47- NQ/TW của Bộ Chính trị về chính sách Dân số – KHHGĐ. Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện đã thể hiện rỏ nhất là cấp ủy đảng, các ban ngành đoàn thể ở cơ sở, đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để triển khai thực hiện. Trên cơ sở nghị quyết của huyện ủy, UBND huyện cũng đã ban hành quyết định về chương trình hành động thực hiện chính sách Dân số – KHHGĐ và công tác gia đình từng giai đoạn 2001 – 2005 và giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn huyện.
Nhờ có những định hướng đúng đắn trong việc xây dựng các mục tiêu của chiến lược dân số như: Lấy yếu tố con người làm động lực của sự phát triển, tập trung giải quyết vấn đề quy mô dân số kết hợp với nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện, nâng cao nhận thức về dân số và phát triển, kết hợp với việc thực hiện có hiệu quả các dịch vụ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng đồng bào dân tộc, vùng có mức sinh cao hàng năm, hơn nữa sự nỗ lực không ngừng, của đội ngũ trong ngành DS-KHHGĐ, luôn chủ động phối hợp cùng các ngành có liên quan, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm chuyển đổi hành vi, nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình với phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư “, gắn với việc thực hiện đưa chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình, vào hương ước, quy ước của thôn ấp, có 100% xã, thị trấn đã làm tốt công tác truyền thông, làm chuyển đổi nhận thức, hành vi của người dân về Dân số – kế hoạch hóa gia đình, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2001- 2010 như : Về mức sinh giảm và đạt với mục tiêu chiến lược đề ra, năm 2001 tỷ xuất sinh 23,78‰ đến năm 2010 giảm xuống còn 16,86‰, bình quân tỷ lệ giảm sinh hàng năm giảm 0.7‰. Tổng tỷ xuất sinh (TFR), số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, giảm từ 4,4 con/phụ nữ (năm 2001), xuống còn 2,2 con /phụ nữ. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm hàng năm từ 18,04% (năm 2001), xuống còn 11,34% (năm 2010). Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hàng năm đều tăng từ 57,5% ( năm 2001), đạt 73,2%(năm 2010) bình quân hàng năm tăng từ 1-1,5% . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,95% (năm 2001), xuống còn 1,45% (năm 2010),bình quân hàng năm giảm 0,05%. Tỷ lệ phát triển dân số từ 10,45% ( năm 2001 ), xuống còn 2,17% (2010), bình quân hàng năm giảm 0,83%. Tỷ lệ tăng cơ học từ 8,50% ( năm 2001 ), xuống còn 0,72% ( năm 2010 ), bình quân hàng năm 0,73%, nhìn chung dân số tăng cơ học ở huyện hàng năm đều giảm dần qua các năm.
Với những kết quả đạt được là một thành quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lượt DS-KHHGĐ ở huyện Bù Đăng trong 10 năm qua. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, thì vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần được khắc phục và vượt qua. Việc giải thể Ủy ban Dân số - Gia đình và trẻ em và tái lập thành Trung tâm DS-KHHGĐ huyện vào tháng 7 năm 2008, gây nên một sự xáo trộn lớn về đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ, khiến hoạt động của ngành bị ngưng trệ trong một thời gian. Đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở các xã, thị trấn chưa ổn định, theo thông tư 05 của Bộ y tế tính đến nay, có tới 100% cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã chưa được tuyển dụng thành viên chức của Trạm Y tế xã, đối với cán bộ đủ chuẩn, số cán bộ không đủ chuẩn vẫn chưa được giải quyết chế độ nghỉ việc. Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ chưa được hoàn thiện. Thiếu thốn về kinh phí cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn chưa đáp ứng, chưa đảm bảo cho hoạt động chung của công tác DS-KHHGĐ ở địa phương. Tư tưởng của cán bộ chuyên trách khi trở thành đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống y tế, đã tác động không nhỏ, làm một số bộ phận cán bộ thiếu an tâm công tác, ảnh hưởng tới việc ổn định đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ.
Với những thành công nhất định trong giai đoạn vừa qua. Do đó để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu chiến lượt Dân số huyện của huyện đã đề ra trong giai đoạn 2011- 2015, nhanh chóng đến năm 2015, toàn huyện duy trì đạt được mức sinh thay thế ( trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con ) ; Trong đó, giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc ổn định mức sinh; đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý, đa dạng hóa các loại hình tư vấn dịch vụ sức khoẻ sinh sản, trong việc thực hiện đề án nâng cao chất lượng dân số, kế hoạch hóa gia đình, chú trọng đối tượng vị thành niên, thanh niên, người di cư tự do, đồng bào dân tộc vùng sâu, đẩy mạnh tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân; coi đây là một trong những biện pháp chủ lực trong việc thực hiện chương trình dân số – KHHGĐ. Bên cạnh đó để hoàn thành các mục tiêu, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực để hoạt động, mà ngành DS-KHHGĐ huyện Bù Đăng cần quan tâm đó là: Tập trung cũng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số – KHHGĐ từ huyện đến cơ sở, đủ mạnh để quản lý các hoạt động. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác dân số – KHHGĐ ở cơ sở, đủ mạnh để hoạt động, có như vậy mới đưa chương trình Dân số kế họach hóa gia đình của huyện nhà, tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến luợt đã đề ra, đồng thời phát huy những hiệu quả đạt được, nhằm giảm mức sinh hàng năm, tiến tới tòan huyện có mức sinh dân số phù hợp với nền kinh tế văn hóa xã hội, cải thiện điều kiện xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến tới Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc mà được Đảng và Nhà Nước giao cho, và lâu hơn nữa, để góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu cao cả, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền