chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

03:27 ICT Thứ năm, 10/10/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 444

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 112562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6941470

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

Thứ tư - 11/12/2019 09:42
Như chúng ta biết “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”( Tồ chức sức khỏe thế giới -WHO, 1946). Như vậy, một người trông có vẻ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn, diện mạo phương phi nhưng trong lòng có điều phiền muộn, bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện. Do đó, yếu tố tâm lý có một vai trò hết sức quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe của từng cá nhân.
hình ảnh minh họa

hình ảnh minh họa

Trong quyển sách “Nơi không có bác sĩ” (Where there is no doctor, được dịch và xuất bản với tựa đề: “Chăm sóc sức khoẻ”), tác giả, Bác sĩ David Werner, đã kể: “Có lần tôi thấy một bệnh nhân nhức đầu dữ dội. Một phụ nữ đưa cho anh ta miếng khoai mài và bảo rằng đây là thuốc giảm đau rất nhanh. Anh ta tin lời, đã ăn nó và kết quả là khỏi đau nhanh chóng”. Ở đây, yếu tố tâm lý của người bệnh đã được tác động để phát huy tác dụng tích cực. Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó mà không phải là thuốc, nhưng nếu có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật, dùng chất đó và khỏi bệnh gọi là hiệu ứng placebo. Trong chừng mực nào đó, có thể ghi nhận hiệu ứng placebo để giải thích những vụ việc liên quan đến việc chữa bệnh “kỳ lạ” mà nhiều người cho rằng khoa học khó có thể giải thích được. Đó là việc dùng nước lạnh, bùa chú hay bất cứ thứ nào không phải là thuốc, nói chung là dùng những phương tiện, phương cách không theo y học chính thống nhưng có sự tin tưởng và tác dụng vẫn có thể chữa được bệnh.
Trong quá trình điều trị bệnh, thầy thuốc thường khai thác tối đa yếu tố tâm lý để giúp quá trình bệnh diễn tiến tốt. Bác sĩ có mối quan hệ tốt với bệnh nhân, cung cách khám chữa bệnh đúng mực, nói năng nhẹ nhàng, thân tình, giải thích rõ ràng cặn kẽ... sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh và tốt hơn. Đã có một số phương thức điều trị không dùng thuốc mà dựa hẳn vào yếu tố tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị, thiền định... nhằm ổn định tâm lý.
Nếu stress (căng thẳng tâm lý)  đã được chứng minh là có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể thì ngược lại, những biện pháp làm ổn định tâm lý, sảng khoái về mặt tinh thần sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật. Các rối loạn liên quan đến triệu chứng cơ năng (như bệnh suy nhược thần kinh) rất dễ chữa khỏi bằng cách tác động đến yếu tố tâm lý.
Tuy nhiên, chúng ta nên xem chữa bệnh bằng yếu tố tâm lý chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho tất cả các phương thức trị liệu của nền y học chính thống. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể cho một thứ thuốc để khai thác hiệu năng placebo. Thí dụ, một số bệnh nhân không cần thuốc nhưng lại có ý nghĩ là có bệnh thì phải dùng thuốc; bác sĩ có thể cho dùng vitamin để khai thác tác dụng tích cực của yếu tố tâm lý. Thuốc trong trường hợp này là chất không có tác dụng chữa bệnh thực sự, được gọi là placebo (giả dược, thuốc vờ). Người bệnh dùng placebo do tin tưởng đó là thuốc chữa bệnh thật và có thể khỏi bệnh. (Tamlyhoc.com)

Tác giả bài viết: VD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sức khỏe

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |