TỈNH ĐOÀN BÌNH PHƯỚC VỚI CÔNG TÁC DS/SKSS- KHHGĐ
Thứ tư - 11/12/2019 09:34
Ở Bình Phước vấn đề về dân số, sức khỏe sinh sản (DS, SKSS) vẫn đang là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Mức giảm sinh, tỷ lệ con thứ 3 không đồng đều và chưa ổn định ở các địa phương, vùng, miền; sự mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng rõ nét và có xu hướng tăng cao ở một số vùng, địa phương nếu không được điều chỉnh trong vài thập kỷ tới sẽ xảy ra tình trạng thừa nam thiếu nữ tạo nên những hệ lụy không tốt trong xã hội; Cơ cấu dân số đang ở giai đoạn dân số “vàng” cần được đào tạo và sử dụng một cách hợp lý, tỷ lệ người cao tuổi tiếp tục tăng cao vào những năm tới cần được quan tâm chăm sóc. Đặc biệt, chất lượng dân số còn hạn chế, nhiều vấn đề sức khỏe chưa được giải quyết. Vì vậy, sự tăng trưởng dân số hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng dân số là một trong những chính sách xã hội cơ bản của tỉnh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
hình ảnh minh họa
Trong những năm qua, Tỉnh đoàn Bình Phước phối hợp với Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh đã đẩy mạnh công tác giáo dục DS, SKSS, KHHGĐ góp phần tích cực, có hiệu quả trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của thanh thiếu nhi, qua đó tổ chức cơ sở Đoàn được củng cố nâng cao chất lượng, mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên được mở rộng, trình độ, năng lực và uy tín của cán bộ Đoàn, Hội, Đội được nâng lên, quyền lợi và năng lực của thanh niên được tăng cường. Kết quả này đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện tình trạng SKSS, chấp nhận quy mô gia đình ít con như một chuẩn xã hội.
Thực hiện Kế họach số 351KH/TWĐTN ngày 30/12/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc “Hành động của Đoàn Thanh niên về công tác giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ”, xuất phát từ nhu cầu của tuổi trẻ tỉnh nhà, trong thời gian qua; nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về dân số, phân bố dân số, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh”. Tỉnh Đoàn Bình Phước thực hiện các mục tiêu như sau:
- Tăng cường thông tin giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức và kỹ năng sống về DS, SKSS cho thanh thiếu nhi, giúp họ chủ động tham gia vào quá trình xây dựng, quản lý, giám sát và duy trì hoạt động các mô hình can thiệp tại cộng đồng về DS, SKSS.
- Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với tình hình phát triển, đặc điểm văn hóa từng vùng miền, từng nhóm đối tượng thanh thiếu nhi.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục và truyền thông của Đoàn, Hội, Đội về giới, bình đẳng giới, sức khỏe tình dục và phòng ngừa HIV/SIDS trong và ngoài nhà trường, hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ, thực hiện các hành vi có lợi về bền vững về DS, SKSS cho thanh thiếu nhi.
- Tăng cường công tác giáo dục cho thanh thiếu niên chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình (tư vấn tiền hôn nhân) và cho các vợ chồng trẻ những kiến thức về cuộc sống gia đình, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nội dung truyền thông chính bao gồm: Nâng cao chất lượng dân số, kế hoạch hóa gia đình để thực hiện gia đình ít con, bình đẳng giữa con gái và con trai, ngăn ngừa lựa chọn giới tính thai nhi, bạo lực giới, chăm sóc SKSS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, bình đẳng giới và vai trò của nam gới trong chăm sóc SKSS và thực hiện bình đẳng giới.
- Hoạt động truyền thông được lồng ghép với nhiều nội dung, đặc biệt là gắn sinh hoạt chuyên đề với hướng dẫn thanh niên tham gia phát triển kinh tế, triển khai các dự án nhỏ và hỗ trợ vay vốn tín dụng xây dựng công trình nước sạch, vốn tín dụng học tập…Xác định được đâu là khâu yếu, hạn chế lớn nhất của nhóm đối tượng để lựa chọn nội dung và phương pháp truyền thông phù hợp, hiệu quả; biến hoạt động truyền thông thành diễn đàn để thanh thiếu nhi được tự do trao đổi, bày tỏ nhu cầu nguyện vọng, suy nghĩ cá nhân.
- Tăng cường và phối hợp các hình thức truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng hấp dẫn của Đoàn để chuyển tải nội dung về giáo dục DS, SKSS cho thanh thiếu nhi.
- Mở các chuyên trang, chuyên mục và nâng cao chất lượng các chương trình, tin, bài về DS, SKSS, tăng số lượng các chương trình, tin, bài về SKSS, sức khỏe tình dục và bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin của Đoàn.
- Thiết lập và nâng cao chất lượng các trang thông tin điện tử, đường dây tư vấn, điện thoại di động…để cung cấp thông tin, kiến thức, tạo sự chuyển đổi hành vi về DS, SKSS cho thanh thiếu nhi có khả năng tiếp cận với loại hình truyền thông này.
- Xây dựng, sản xuất và tổ chức nhân bản các loại tài liệu truyền thông về DS, SKSS, phòng chống ma túy, HIV/AIDS phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh thiếu nhi như: Tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ, sách cẩm nang, sổ tay hướng dẫn hoạt động băng đĩa tuyên truyền,…
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu
Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền