HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC Y TẾ CÔNG
Thứ tư - 11/12/2019 09:44
Những năm qua kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số-KHHGĐ tiếp tục giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ nói chung và thực hiện chỉ tiêu các biện pháp tránh thai nói riêng, đặc biệt là các biện pháp tránh thai bền vững. Vì vậy, việc đầu tư do Marie Stopes International Việt Nam (viết tắt MSIVN) tài trợ là rất cần thiết để hỗ trợ cho các đơn vị hoàn thành chỉ tiêu đặt dụng cụ tử cung. Năm 2019 Mô hình Tăng cường năng lực y tế công trong lĩnh vực Dân số – KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2019-2020 đã được phê duyệt và chinh thức đi vào hoạt động từ đầu năm.
hình ảnh minh họa
Để đạt được mục tiêu chính của chương trình là tăng cường năng lực y tế công trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình thông qua việc triển khai mô hình mô hình tăng cường năng lực y tế công ( viết tắt PSS) từ đó cải thiện năng lực của người cung cấp dịch vụ tại mạng lưới y tế tuyến cơ sở trong việc cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là KHHGĐ bền vững như đặt dụng cụ tránh thai, cấy tránh thai… Qua đó, nâng cao sự sẵn có và tiếp cận bền vững với các dịch vụ và sản phẩm kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản và KHHGĐ của người dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Mô hình PSS có tính ưu việt là ngoài việc tập huấn các nội dung lâm sàng liên quan như đặt dụng cụ tử cung, cấy tránh thai, phòng chống nhiễm khuẩn… Chương trình đặc biệt chú trọng việc đánh giá năng lực thực hành của người cung cấp dịch vụ và giám sát chất lượng dịch vụ thường xuyên tại tuyến y tế cơ sở, từ đó xác định được năng lực cung cấp dịch vụ độc lập của cán bộ y tế (thường gọi là mức năng lực 1) và xác định việc cần có thêm giám sát hỗ trợ tại điểm cung cấp dịch vụ khi họ ở mức năng lực 2.
Xác định được tầm quan trọng của mô hình đối với sự thành công của công tác Dân số - KHHGĐ nên ngay từ đầu năm Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã bám sát mục tiêu và thực hiện các chỉ tiêu được giao trong năm 2019 và đạt được kết quả cao trong giai đoạn 06 tháng đầu năm như: Tổng số ca dịch vụ đặt dụng cụ tử cung thực hiện bởi người cung cấp dịch vụ cấp độ 1 được ghi nhận đến hết 31/102019: đạt gần 7.000 ca chưa tính các cơ sở y tế tư nhân hiện chưa thống kê được số liệu.
Trong 10 tháng đầu năm 2019 chương trình đã tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ là nữ hộ sinh 188 người của các trạm y tế, trung tâm y tế Thành phố, các huyện, thị xã về cấp cứu cơ bản dụng cụ tử cung và kiểm soát nhiễm khuẩn, đội ngũ Giám sát viên có kỹ năng giám sát đảm bảo chất lượng của Chương trình PSS với tổng số 13 học viên là nữ hộ sinh đang công tác tại khoa sức khỏ sinh sản của trung tâm Y tế Thành phố, các huyện, thị xã.
Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên tỉnh Bình Phước triển khai và thực hiện dự án nên công tác xây dựng kế hoạch cũng như đưa ra các phương án thực hiện bảo đảm chỉ tiêu Trung ương giao còn lúng túng và chưa chủ động. Cán bộ tham gia thực hiện dự án còn mới nên chưa chủ động trong việc giám sát , đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ tại các điểm cung cấp dịch vụ và người cung cấp dịch vụ Bên cạnh đó công tác thống kê báo cáo từ tuyến xã, huyện đến tỉnh còn chưa thống nhất và cần phải điều chỉnh. Vì vậy thời gian tới trung ương và MSI tiếp tục hỗ trợ cho tỉnh Bình Phước trong công tác đào tạo thêm đội ngũ giám sát đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ của chương trình và người cung cấp dịch vụ đạt cấp độ 1 để dự án đạt chất lượng cao./.
Tác giả bài viết: Bích Tuyển
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền