chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

14:52 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 19


Hôm nayHôm nay : 4303

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271525

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5121816

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

THALASSEMIA VÀ NỖI ÁM ẢNH CỦA VIỆC TRUYỀN MÁU SUỐT ĐỜI

Thứ ba - 05/05/2020 08:15
Nói đến căn bệnh Thalassemia có thể mọi người cảm thấy xa lạ và nghĩ: nó là căn bệnh hiếm gặp và ít xảy ra nhưng khi nhắc tới bệnh tan máu bẩm sinh thì mọi người dần dần ngộ nhận ra vấn đề và bắt đầu cảm thấy mối lo ngại, nguy hiểm của căn bệnh.
Vậy thực chất bệnh Thalassemia là gì? Làm thế nào để phát hiện ra bệnh Thalassemia?
Thalassemia là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu bệnh nhân không bền, bị phá huỷ sớm làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt.
Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh cũng được chia theo nhiều thể bệnh khác nhau: Thể nhẹ (ẩn) : đây là những người chỉ mang gen bệnh, có triệu chứng lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Thể trung gian: Trẻ sanh ra vẫn bình thường, trẻ có dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ  2-6 tuổi, mức độ thiếu máu thường nhẹ hoặc trung bình. Thể nặng: bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ  4 - 6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dồ ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Trẻ bị chậm phát triển thể chất, vận động, tâm thần và khó sống tới trưởng thành. Thể rất nặng: bệnh nhân bị chết ngay sau sanh do thiếu máu nặng, suy tim thai.
Do bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau nên việc điều trị Thalassemia cũng tùy theo mức độ bệnh mà có cách điều trị hợp lý. Thể nhẹ: không cần điều trị. Thể trung gian: theo dõi dấu hiệu thiếu máu (truyền hồng cầu lắng khi thiếu máu nhiều); theo dõi tốc độ tăng trưởng thể chất và hoạt động; kiểm tra định kỳ tim mạch, huyết học, và hệ xương. Thể nặng: bệnh nhân cần được truyền máu và thải sắt thường xuyên và suốt đời. Truyền máu để tránh suy tim, loãng xương và biến dạng thể hình. Thải sắt vì ứ sắt sẽ làm giảm chức năng hoạt động của tim, phổi, gan lách và nội tiết. Nếu trẻ tuân thủ điều trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển bình thường về thể chất và tâm thần. Cụ thể trẻ sẽ kéo dài tuổi thọ , học hành thành đạt, lập gia đình  và có con khỏe mạnh (nếu kết hôn với người bình thường). Đây chính là nguyên nhân người ta nói Thalassemia và nỗi ám ảnh của việc truyền máu suốt đời.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự tiến bộ của ứng dụng khoa học trong y khoa đã cho phép chúng ta sớm phát hiện ra căn bệnh Thalassemia ngay từ khi mang bầu và ngay lúc sinh ra thông qua hoạt động sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Ngay sau khi trẻ sinh ra, sẽ được cán bộ y tế lấy mẫu máu gót chân để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán các bệnh, tật bẩm sinh và từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời để đứa trẻ có điều kiện phát triển bình thường như những bạn bè  đồng trang lứa.
Nhờ được sàng lọc chẩn đoán kịp thời mà những đứa trẻ ngoài việc được phát triển bình thường bao đứa trẻ khác thì các con còn tránh được nỗi ám ảnh của việc phải truyền máu và thải sắt thường xuyên hàng tuần, hàng tháng và suốt đời. Đây không chỉ là nỗi ám ảnh của các em mà còn là nỗi ám ảnh của bố mạ và người thân trong gia đình khi có người bị bệnh Thalassemia – bệnh tan máu bẩm sinh.
Vì tương lai con em chúng ta, vì chất lượng của giống nòi trong tương lai mọi người cùng chung tay hành động sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Đó chính là thông điệp của công tác dân số trong năm 2020: “Hãy thực hiện tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh  và sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số”; “Cha mẹ hãy thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh  và sơ sinh vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai giống nòi”./.

Tác giả bài viết: Thuý Liễu

Nguồn tin: trung tâm y tế thị xã Phước Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: căn bệnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |