Đang truy cập : 18
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 17
Hôm nay : 10003
Tháng hiện tại : 111957
Tổng lượt truy cập : 6940865
Có nhiều phụ huynh ngày nay với quan niệm hết sức sai lầm, rằng trẻ nhỏ thường ham xem trò chơi điện tử, xem ti vi, phim hoạt hình, chúng không còn ham truyện cổ tích như ngày xưa nữa. Ðó cũng chính là một phần do người lớn chúng ta không tập cho trẻ một thói quen nhất định, ví như trước khi đi ngủ trẻ phải uống sữa, đánh răng hay một thói quen nào đấy mà chúng ta cho là cần thiết cho con trẻ.
Kể chuyện và đọc truyện cho trẻ mang lại rất hiệu quả, bởi nó không chỉ giúp bé có khả năng giao tiếp và sự phát triển về ngôn ngữ mà còn yếu tố cho sự phát triển thành công của trẻ trong việc và sáng tạo sau này. Trẻ sẽ học được cách lắng nghe, nhận biết các nhân vật trong truyện, nắm được cốt truyện và rút ra những bài học thiết thực từ câu chuyện đó. Ðặc biệt hơn nữa, việc bố mẹ kể truyện cho bé trước khi đi ngủ còn giúp chia sẻ tình yêu thương của cả nhà dành cho nhau. Theo Giáo sý Fredeick Zimmerman từ Trung tâm sức khỏe cộng đồng California, là người đứng đầu công trình nghiên cứu cùng các đồng nghiệp đã tiến hành khảo sát với 275 gia đình có trẻ ở giai đoạn 4 tuổi. Trong khi tìm hiểu khả nãng trò chuyện của bé với người lớn và so với các bạn khác đã thấy rằng: những bé thường xuyên được nói chuyện với bố mẹ thì khả năng tham gia vào cuộc hội thoại nhanh gấp 6 lần những bé không được nghe bố mẹ đọc truyện. Vì vậy, việc các bậc phụ huynh đọc truyện cho con nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ cũng giúp cho ngôn ngữ của bé phong phú hơn. Ngoài việc đọc truyện các bậc phụ huynh nên gợi ý để bé chủ động tham gia trò chuyện một cách nhanh chóng và hứng thú nhất. Cụ thể là trước khi đi ngủ bạn hãy dành thời gian nói chuyện về câu chuyện hôm qua bé được chúng ta kể hoặc đọc cho. Với những câu hỏi gợi ý khéo léo như: “hôm qua mẹ đã kể về câu chuyện gì nhỉ? Có nhân vật nào con còn nhớ không?” lúc đó bé sẽ nhớ lại và dùng ngôn ngữ nói của riêng mình kể cho chúng ta nghe những điều bé nhớ trong đầu. Chúng ta cùng con tranh luận, khơi gợi để con dùng chính ngôn ngữ của mình diễn đạt sự việc sẽ đem lại hiệu quả trong cách tư duy cho bé. Tất nhiên tùy với lứa tuổi của bé mà chọn câu chuyện cho phù hợp. Cụ thể với trẻ từ 0 đến 3 tuổi hãy thận trọng lựa chọn câu chuyện để kể. Nỗi sợ của trẻ ở lứa tuổi này khá nhiều vấn dễ bị ảnh hưởng, thậm chí, chỉ cần kể cao giọng hơn bình thường, bé đã rất sợ rồi. Cho nên những bài thơ có vần điệu ủy mị, những câu chuyện cổ tích về con vật được ngân nga như tiếng ru, tiếng võng đưa nôi… sẽ hợp với lứa tuổi này hơn cả. Với lứa tuổi trên 3 có thể đọc truyện phức tạp hơn vì lúc này trẻ bắt đầu học được cách tý duy hình tượng. Chắc hẳn các bậc phụ huynh đang phải đối mặt với cu hỏi có nên cho con đọc các truyện cổ tích mơ mộng, nhất là các yếu tố bạo lực hay truyện kết thúc có hậu song không nhân đạo.
Có một phụ huynh tâm sự với tôi rằng: nhiều hôm đi làm về mệt mỏi vô cùng, ăn uống xong chỉ muốn lên giường đi ngủ ngay, nhưng con lại thỏ thẻ, “mẹ ơi, mẹ kể chuyện cho con nghe mẹ nhé! con rất thích nghe truyện cổ tích…” thật sự tôi rất mệt nhưng thầm nghĩ, không có lý do gì để từ chối con, bởi mong muốn của chúng có gì qúa đáng đâu! Nghe tôi kể xong, tỏ ra rất vui vẻ và hỏi han, thắc mắc nội dung câu chuyện mẹ vừa kể. Ðặc biệt chúng còn phân biệt ai là nhân vật tốt và ai là nhân vật xấu. Hai mẹ con trò chuyện một lúc bé đã thiếp vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Vì thế, nếu chúng ta muốn con mình thông minh, mạnh dạn và có khả năng giao tiếp cũng như phát triển ngôn ngữ tốt thì mỗi đêm hãy dành thời gian cho bé khoảng 15 – 20 phút để nói chuyện và đọc truyện cho bé nghe, vì đó chính là khóa bồi dưỡng hiệu quả nhất cho con của bạn bây giờ và tương lai.
Tác giả bài viết: Thanh Quyết
Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn