chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

23:45 ICT Thứ tư, 11/09/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39


Hôm nayHôm nay : 10722

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 144299

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6789053

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

TẢO HÔN VÀ NHỮNG HỆ LỤY ĐÁNG BUỒN

Chủ nhật - 26/10/2014 15:49
Tảo hôn luôn là một vấn nạn nhức nhối tồn tại trên các ấp, sóc người đồng bào dân tộc Stiêng ở xã An Khương (Hớn Quản- BìnhPhước). Phong tục tập quán lỗi thời lạc hậu, cùng với truyền thống mẫu hệ khiến những bé gái vừa bước sang 15 – 16 tuổi đã được bố mẹ “bắt” chồng đã để lại nhiều hệ lụy đáng buồn, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ tinh thần của trẻ vị thành niên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dân số và cuộc sống của người dân.
Ông Huỳnh Khắc Nguyên – Phó chủ tịch Hội nông dân Việt Nam tỉnh phát biểu tại Hội thảo Thực trạng và các giải pháp làm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ông Huỳnh Khắc Nguyên – Phó chủ tịch Hội nông dân Việt Nam tỉnh phát biểu tại Hội thảo Thực trạng và các giải pháp làm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

LẤY CHỒNG TỪ THUỞ 15
Chị Vũ Thị Lệ Hằng, Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã An Khương đưa chúng tôi đến ấp 2, một trong những ấp có tỷ lệ tảo hôn cao trong toàn xã. Bên ngôi nhà lá đơn sơ được che chắn bằng những tấm tôn hoen ghỉ, mục nát, trước mắt chúng tôi là Thị Tâm (chưa tròn 16 tuổi) đang bế đứa con nhỏ hơn 6 tháng tuổi trên tay, đứa bé cứ khóc ngằn ngặt trên tay mẹ vì đói sữa. Gia cảnh khó khăn, chồng của Thị Tâm đang đi làm ăn xa, Thị Tâm ở nhà nuôi con nhỏ. Khi được chúng tôi hỏi sao không đi học mà ở nhà lấy chồng sớm vậy, Thị Tâm e thẹn trả lời: Không có tiền đi học, ở nhà thì lấy chồng thôi, ở đây cũng có nhiều người như mình lắm, con gái 15, 16 tuổi nếu không bắt chồng cho mình để lâu sẽ bị ế đó, khó lấy chồng lắm. Tiếp lời con gái, bà Thị Dương mẹ của Thị Tâm nói: chúng nó đã thương nhau, thích nhau thì cho nó lấy nhau thôi, gia đình không ngăn cản đâu, cho nó lấy chồng sớm càng tốt, mình có thêm người đi làm rẫy và phụ giúp việc gia đình.
Rời gia đình Thị Tâm, chúng tôi đến gia đình chị Thị Liên (16 tuổi), chúng tôi được chị Nguyễn Kim Thuyết, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp 2 cho biết: Trường hợp của Thị Liên lấy chồng hơn 1 năm nay khi chưa đủ 16 tuổi, sinh được 1 em bé gần 6 tháng tuổi, từ ngày sinh nở đến giờ chồng của Thị Linh bỏ nhà đi đâu không rõ, Thị Linh hằng ngày phải đi cạo mủ cao su thuê cho người dân trên địa bàn để lấy tiền nuôi con. Bên ngôi nhà nhỏ không có thứ tài sản gì giá trị ngoài cái nồi cơm điện được mua đã lâu, Thị Liên đang cầm bình sữa đút cho bé bú, đứa bé đen nhẻm, còi cọc, suy dinh dưỡng do không được mẹ chăm sóc đầy đủ. Trên khuôn mặt khắc khổ, nước da nâu sậm đặc trưng, đôi mắt sáng vương nét buồn của trẻ thơ, Thị Liên nói: Từ khi sinh em bé em đã không có sữa cho con bú, phải cho bé bú sữa ngoài, việc chăm con em đều nhờ bà ngoại vì không biết phải chăm như thế nào, vả lại em còn đi làm thuê hằng ngày để lấy tiền nuôi con và trang trải cuộc sống hằng ngày, một mình em nuôi con nhỏ vất vả lắm. Chia tay gia đình Thị Liên, đi hết con đường dốc dẫn vào nhà, nghĩ đến gia cảnh của chị, lòng tôi chợt thấy quặn thắt.
…VÀ NHỮNG HỆ LỤY ĐÁNG BUỒN
Thực trạng tảo hôn vẫn tiếp tục diễn ra trên địa bàn xã An Khương và những hậu quả do vấn nạn tảo hôn mang lại là rất lớn. Chuyện những cô bé mới chỉ học hết lớp 9, lớp 10 rồi nghỉ giữa chừng để “ bắt” chồng vẫn là chuyện bình thường. Việc kết hôn sớm khiến những đứa trẻ người đồng bào dân tộc Stiêng phải làm những ông bố, bà mẹ bất đắc dĩ khi vừa bước sang tuổi 15,16 đã không còn xa lạ với người dân địa phương. Khi đem vấn đề này trao đổi với bà Nguyễn Thị Lựu, Trưởng Trạm Y tế xã An Khương, bà Lựu chia sẻ: Kết hôn sớm và mang thai khi người phụ nữ chưa trưởng thành, tâm, sinh lý chưa hoàn thiện có tỷ lệ nguy cơ biến chứng trước sinh và sau sinh rất cao; nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Mặt khác, những trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên chưa biết cách chăm sóc bản thân, chăm sóc thai nghén khiến những đứa trẻ sinh ra thường bị suy dinh dưỡng, chậm lớn và còi cọc... Khi được Trạm y tế thăm khám và tư vấn, hầu hết những trường hợp tảo hôn đều không nhận thức được về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc thai ngén cũng như kiến thức chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Việc kết hôn trước tuổi trưởng thành và sinh nhiều con ở xã An Khương đã được các cấp chính quyền địa phương vào cuộc, bằng chứng là sự ra đời của 2 câu lạc bộ phòng chống tảo hôn do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã thành lập từ năm 2009 và hoạt động hiệu quả. Đề án giảm thiểu tiến tới loại bỏ dần tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được Trung tâm Dân số - KHHGĐ triển khai trên địa bàn xã từ năm 2011 đã góp phần rất lớn vào việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn. Thế nhưng ở các ấp, sóc trên địa bàn xã nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại, trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy xã An Khương cho biết: Khi biết gia đình đang có con sắp kết hôn chưa đúng tuổi, Đảng ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể xã đã vào cuộc để thuyết phục gia đình nhưng đều bất hợp tác, có những trường hợp đi 3 đến 4 đợt vẫn không gặp được đối tượng, có trường hợp khi biết chuyện thì cô gái đã có thai.... Nhiều khi chỉ một chai rượu, một con gà là hai gia đình cho con em về chung sống với nhau mà không cần đăng ký đến kết hôn, nhiều hộ gia đình còn phản ứng rằng, cưới gã con là việc của gia đình, sao lại bị ngăn cản, khiến việc đẩy lùi và ngăn chặn việc tảo hôn gặp rất nhiều khó khăn
Tảo hôn thường mang lại nhiều hệ lụy đáng buồn cho gia đình và xã hội; đi kèm với nạn tảo hôn là tình trạng sinh đẻ không kế hoạch, thiếu kiến thức về cuộc sống để chăm lo cho gia đình. Nhiều cặp vợ chồng mới ngoài 20 tuổi mà đã có 3, 4 đứa con nên việc thiếu ăn, thiếu mặc con cái sinh ra không được chăm sóc về y tế, không có giấy khai sinh để đến trường là điều thường thấy với các cặp vợ chồng “ trẻ con”. Để thay đổi nhận thức cho người dân, xóa bỏ đi những tập tục lạc hậu về vấn nạn tảo hôn trên địa bàn xã An Khương cần phải có thời gian và sự đồng lòng, chung tay gắng sức của toàn xã hội, từ đó làm thay đổi dần nhận thức của người dân, xóa bỏ những tập tục lạc hậu tồn tại qua nhiều thế hệ trong cộng đồng người đồng bào dân tộc Stiêng ở An Khương. 

Tác giả bài viết: Hồng Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |