Đang truy cập : 12
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 11
Hôm nay : 1081
Tháng hiện tại : 12557
Tổng lượt truy cập : 7184848
Thế giới đã và đang trải qua những biến đổi to lớn, trong đó có chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề an ninh phi truyền thống, dịch bệnh... Nhiều ngành sản xuất, nhiều phương thức sản xuất sẽ dần bị thay thế.
Vấn đề đặt ra là chúng ta nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đang rất dồi dào ở những lĩnh vực nào để đảm bảo quá trình phát triển bền vững của đất nước cũng như bắt kịp quá trình hội nhập với quốc tế.
Theo các nhà nhân khẩu học, cơ cấu "dân số vàng" thường kéo dài từ 30 - 35 năm, thậm chí là 40 - 50 năm. Điều đó đồng nghĩa với chừng ấy thời gian đất nước có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, đủ sức làm xoay chuyển nền kinh tế đất nước nếu chúng ta biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này. Cơ hội dân số vàng được phát huy khi tỷ lệ lao động có việc làm cao.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong 10-15 năm tới khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ bị thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ phải bổ sung kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.
Đã có rất nhiều diễn đàn ở các cấp độ bàn về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Dù ở cấp độ nào, giác độ nào, các diễn đàn này đều khẳng định phải tăng cường đổi mới giáo dục để mọi người dân, ngay từ khi còn nhỏ, phải được thôi thúc, khơi dậy tính sáng tạo, được rèn luyện kỹ năng thích ứng với sự thay đổi.
Bên cạnh đó, trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng. Dịch vụ cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiện nay.
Chính phủ không những khuyến khích những ngành dịch vụ mũi nhọn phát triển làm động lực cho nền kinh tế mà còn quan tâm đến việc cung ứng tốt hơn các loại hình dịch vụ xã hội như môi trường, y tế, sức khoẻ và an sinh xã hội cho người dân. Đặc biệt là ngành dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao – ngành dịch vụ tri thức.
Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh, Phụ trách Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhận định: "Nguồn lao động nước ta đang có lợi thế nhất ở 5 ngành, nghề, lĩnh vực cần tập trung trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: Công nghệ thông tin, ngân hàng, du lịch, nông nghiệp và logistics."
Trong đó, theo khảo sát có đến 89,9% các đơn vị được hỏi chọn công nghệ thông tin; tiếp đến là tài chính, ngân hàng chiếm 47%; 45,7% các đơn vị chọn du lịch; 44,9% chọn nông nghiệp và 28,3% chọn logistics.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Đã có 35,2% cơ quan, đơn vị đã chuẩn bị và sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, phần đa là các doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng, một số doanh nghiệp công nghệ thông tin; chiếm số đông nhất là các doanh nghiệp, cơ quan ứng dụng cùng một số cơ quan quản lý công nghệ thông tin.
Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo.
Trong đó tập trung phát triển 10 ngành trọng điểm bao gồm: Ngành điện, ngành điện tử, ngành công nghệ thông tin, ngành cơ khí-luyện kim, ngành dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, ngành chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, ngành hóa chất, ngành dệt may, da giày. Đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao như kỹ sư cơ khí, kỹ sư thủy sản, kỹ sư công nghệ thông tin…
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Nguồn tin: Theo gia đình net
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn