chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

20:59 ICT Thứ bảy, 14/09/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 16

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 15


Hôm nayHôm nay : 1713

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 149825

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6794579

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Cái chết của bé gái vì bệnh bạch hầu: 3 người thân nhiễm bệnh, cách ly 31 người liên quan, có bé chỉ mới 2 tuổi

Thứ năm - 05/09/2019 11:01
- Thêm 3 người ở Đắk Lắk được xác định nhiễm bệnh bạch hầu, 31 người phải nhập viện cách ly để theo dõi. Trong đó, người ít tuổi nhất là em bé chỉ mới 2 tuổi.
Khoanh vùng cách ly khu vực liên quan những trường hợp dương tính với khuẩn bạch hầu

Khoanh vùng cách ly khu vực liên quan những trường hợp dương tính với khuẩn bạch hầu

Liên quan đến trường hợp bé gái 6 tuổi tử vong vì bệnh bạch hầu, chiều 3/9, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện đã xác định thêm 3 trường hợp nhiễm bệnh (dương tính) này.
"Cả 3 ca bệnh đều trong một gia đình ở buôn H’Ring, xã Ea H’Đinh, huyện Cư Mgar, đều là người nhà của bé gái 6 tuổi vừa tử vong vì bạch hầu hôm 30/8" - BS Lào cho hay.31 người liên quan phải nhập viện cách ly là những người có tiếp xúc với em bé hoặc tham gia viếng thăm trong đám tang của nữ bệnh nhi, có một số triệu chứng của bệnh, như sốt, ho. Trong số này, người lớn tuổi nhất 45 tuổi, trường hợp ít tuổi nhất sinh năm 2017.
Có 8 bệnh nhân cách ly theo dõi ở Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, số còn lại đang theo dõi ở cơ sở y tế tuyến huyện và xã."Chúng tôi đã gửi mẫu của 31 bệnh nhân đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm, nuôi cấy, không phát hiện vi khuẩn bạch hầu. Tuy nhiên, theo quy định, các bệnh nhân phải được theo dõi đủ 7 ngày cách ly mới được ra viện. Có những trường hợp đã theo dõi 5 ngày, nghĩa là chỉ 2 ngày nữa họ sẽ được ra viện" - BS Lào cho hay.
Cả 35 trường hợp (cách ly, nhiễm vi khuẩn bạch hầu hay tử vong vì bạch hầu) đều là người dân tộc Xê Đăng.Theo BS Lào, bé gái 6 tuổi tử vong vì bạch hầu là trường hợp đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk sau 16 năm trở lại đây. Tại Tây Nguyên, năm 2018, Kon Tum ghi nhận 2 ca tử vong vì bệnh này. Trong khoảng 11 năm trước đó, bệnh này vắng bóng ở Kon Tum. Buôn H’Ring nơi bé gái và những người dương tính khuẩn bạch hầu cách trung tâm xã Ea H’Đinh. Từ xã đi lên huyện Cư Mgar mất 20km, đường đi gây khó khăn cho oto. Người dân ở đây do hạn chế về điều kiện (ngôn ngữ, tập quán...) nên ít tiêm vaccine phòng các bệnh, trong đó có bạch hầu. PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cần thống kê tất cả các trường hợp nghi nhiễm bệnh, có biểu hiện sốt, đau họng, viêm họng, đồng thời khám kỹ, lấy mẫu để xác định bệnh, sau đó sàng lọc, phân loại sắp xếp cách ly điều trị ở khu riêng biệt.gia đình kể cả nhân viên y tế đã tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với bạch hầu uống thuốc đặc trị, tiêm vắc xin phòng bệnh; rà soát trẻ em chưa được tiêm chủng, người lớn không rõ lịch sử tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu."Càng phát hiện sớm bao nhiêu, càng điều trị tích cực ngay từ đầu bao nhiêu và càng khoanh ổ dịch tốt bao nhiêu thì càng không bị lây lan dịch" - ông Phu nói.
Biện pháp quan trọng nhất trước mắt theo ông Phu là phải tiến hành giám sát, điều trị cách ly và phải uống thuốc phòng cho tất cả những người có tiếp xúc, những người có liên quan (người thân gia đình, nhân viên y tế có tiếp xúc); tiêm vaccine. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh quần áo cũng rất quan trọng.
BS. Phạm Văn Lào, cho biết, ngay sau khi có bệnh nhân tử vong do bạch hầu, ngành y tế tỉnh đã cấp thuốc đặc trị cho người dân trong vùng xuất hiện ca bệnh; đồng thời tổ chức diệt khuẩn bằng hóa chất, cắm biển cảnh báo cách ly, hạn chế người dân đi vào vùng có ca bệnh. 
"Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống bệnh bạch hầu hiện nay là các cơ sở y tế chưa có khu cách ly khép kín từ khâu khám, chẩn đoán đến điều trị bệnh nhân" - ông Lào nói.
Liên quan đến trường hợp bé gái 6 tuổi tử vong vì bệnh bạch hầu, chiều 3/9, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện đã xác định thêm 3 trường hợp nhiễm bệnh (dương tính) này.
"Cả 3 ca bệnh đều trong một gia đình ở buôn H’Ring, xã Ea H’Đinh, huyện Cư Mgar, đều là người nhà của bé gái 6 tuổi vừa tử vong vì bạch hầu hôm 30/8" - BS Lào cho hay.31 người liên quan phải nhập viện cách ly là những người có tiếp xúc với em bé hoặc tham gia viếng thăm trong đám tang của nữ bệnh nhi, có một số triệu chứng của bệnh, như sốt, ho. Trong số này, người lớn tuổi nhất 45 tuổi, trường hợp ít tuổi nhất sinh năm 2017.
Có 8 bệnh nhân cách ly theo dõi ở Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, số còn lại đang theo dõi ở cơ sở y tế tuyến huyện và xã."Chúng tôi đã gửi mẫu của 31 bệnh nhân đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm, nuôi cấy, không phát hiện vi khuẩn bạch hầu. Tuy nhiên, theo quy định, các bệnh nhân phải được theo dõi đủ 7 ngày cách ly mới được ra viện. Có những trường hợp đã theo dõi 5 ngày, nghĩa là chỉ 2 ngày nữa họ sẽ được ra viện" - BS Lào cho hay.
Cả 35 trường hợp (cách ly, nhiễm vi khuẩn bạch hầu hay tử vong vì bạch hầu) đều là người dân tộc Xê Đăng.Theo BS Lào, bé gái 6 tuổi tử vong vì bạch hầu là trường hợp đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk sau 16 năm trở lại đây. Tại Tây Nguyên, năm 2018, Kon Tum ghi nhận 2 ca tử vong vì bệnh này. Trong khoảng 11 năm trước đó, bệnh này vắng bóng ở Kon Tum. Buôn H’Ring nơi bé gái và những người dương tính khuẩn bạch hầu cách trung tâm xã Ea H’Đinh. Từ xã đi lên huyện Cư Mgar mất 20km, đường đi gây khó khăn cho oto. Người dân ở đây do hạn chế về điều kiện (ngôn ngữ, tập quán...) nên ít tiêm vaccine phòng các bệnh, trong đó có bạch hầu. PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cần thống kê tất cả các trường hợp nghi nhiễm bệnh, có biểu hiện sốt, đau họng, viêm họng, đồng thời khám kỹ, lấy mẫu để xác định bệnh, sau đó sàng lọc, phân loại sắp xếp cách ly điều trị ở khu riêng biệt.gia đình kể cả nhân viên y tế đã tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với bạch hầu uống thuốc đặc trị, tiêm vắc xin phòng bệnh; rà soát trẻ em chưa được tiêm chủng, người lớn không rõ lịch sử tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu."Càng phát hiện sớm bao nhiêu, càng điều trị tích cực ngay từ đầu bao nhiêu và càng khoanh ổ dịch tốt bao nhiêu thì càng không bị lây lan dịch" - ông Phu nói.
Biện pháp quan trọng nhất trước mắt theo ông Phu là phải tiến hành giám sát, điều trị cách ly và phải uống thuốc phòng cho tất cả những người có tiếp xúc, những người có liên quan (người thân gia đình, nhân viên y tế có tiếp xúc); tiêm vaccine. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh quần áo cũng rất quan trọng.
BS. Phạm Văn Lào, cho biết, ngay sau khi có bệnh nhân tử vong do bạch hầu, ngành y tế tỉnh đã cấp thuốc đặc trị cho người dân trong vùng xuất hiện ca bệnh; đồng thời tổ chức diệt khuẩn bằng hóa chất, cắm biển cảnh báo cách ly, hạn chế người dân đi vào vùng có ca bệnh. 
"Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống bệnh bạch hầu hiện nay là các cơ sở y tế chưa có khu cách ly khép kín từ khâu khám, chẩn đoán đến điều trị bệnh nhân" - ông Lào nói.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |