chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

16:18 ICT Thứ tư, 15/01/2025

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 27


Hôm nayHôm nay : 1638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 65946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7413150

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Những giải pháp để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Bình Phước

Thứ hai - 11/11/2024 10:16
Một tỉnh được xem là cân bằng giới tính khi sinh ở trẻ em khi tỷ số giới tính đạt 103 - 107 trẻ em nam/ 100 trẻ em nữ. theo số liệu thông kê chuyên ngành tại tỉnh Bình Phước năm 2016 tỷ số này là 112 nam/100 nữ, năm 2020 giảm xuống còn 111,7nam/100 nữ; năm 2021 còn 111 nam/100 nữ và năm 2023 giảm xuống còn 110,3 nam/100 nữ. Chính vì vậy, với số liệu nêu trên đã chỉ rõ là tỉnh Bình Phước đang đứng trước vấn đề mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng và đang có xu hướng diễn ra ngày càng phức tạp.

Tình trạng gia tăng TSGTKS sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị,... khi các nam nữ thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Các nhà nghiên cứu dự báo rằng, với tình hình này trong tương lai, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ. Trước hết, tình trạng “dư thừa” nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn. Việc gia tăng TSGTKS không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới như: nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nử sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng,... Tỉnh Bình Phước cũng không nằm ngoài các vấn đề nêu trên. Vì thế, TSGTKS được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới.
Thời gian qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND, trực tiếp là Sở Y tế, ngành Dân số đã triển khai nhiều hoạt động can thiệp nhằm từng bước khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS và đã có kết quả bước đầu đó là nhận thức của đại bộ phận người dân về MCBGTKS đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do tính chất khó khăn và phức tạp của việc kiểm soát MCBGTKS trong bối cảnh cùa một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của các giá trị nho giáo, nhận thức của nhân dân còn hạn chế, các vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng lan rộng, tinh vi, những biện pháp can thiệp chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ. Một số cấp ủy, chính quyền các cấp đã vào cuộc nhưng chưa tạo bước đột phá, vẫn còn có sự xem nhẹ, chưa thực sự quan tâm và chưa thấy hết hệ lụy của vấn đề MCBGTKS đối với toàn xã hội nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng.
Trong điều kiện đời sống kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, không dễ dàng để thay đổi quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ của một bộ phận người dân. Trước thực tế đó, để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn toàn tỉnh, Chi cục Dân Số tỉnh đã căn cứ: Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025; Bộ Y Tế cũng ban hành Quyết định số 1472/QĐ-BYT, ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Bộ Y Tế về việc ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025. Để trực tiếp tham mưu Sở Y Tế xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020 trình UBND tỉnh phê duyệt, kế hoạch triển khai thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020, tiếp tục tham mưu xây dựng kế hoạch 258/KH-UBND, ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh Bình Phước về việc triển khai thực hiện đề án kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Và đề ra một số giải pháp sau:
1. Tăng cường các hoạt động quản lý giám sát và khảo sát như: Triển khai công tác giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch, hàng năm khảo sát thu thập thông tin về MCBGTKS.
2. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS)
3. Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông về MCBGTKS
4. Lồng ghép nội dung về giới và bình đẳng giới; mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường: Chính trị, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng Y tế Bình Phước
5. Tăng cường các hoạt động hội nghị, hội thảo về MCBGTKS
6. Tham mưu xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ như:
- Chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Hỗ trợ cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác kiểm soát MCBGTKS theo thông tư số 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế.
7. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi
8. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật
- Định kỳ giám sát, kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát định kỳ đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm truyền thông; các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, phá thai và các dịch vụ khác có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Hội nghị lần thứ 6, Khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về công tác DS trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ “MCBGTKS tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng” và đặt mục tiêu “đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên”, “đến năm 2030, tỷ số GTKS dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”. Quan điểm và các mục tiêu chỉ đạo của Đảng đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên đã được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thông qua Quyết định số 1679/QĐ-TTg, ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Trong đó, đặt mục tiêu “đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên”. Tuy nhiên, để đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng tự nhiên là kết quả không phải ngày một ngày hai mà là quá trình bền bỉ và lâu dài, đòi hỏi cần có những hành động quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, ngành, địa phương và mỗi cá nhân, gia đình.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu

Nguồn tin: Chi cục Dân số tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |