chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

16:18 ICT Thứ tư, 15/01/2025

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 27


Hôm nayHôm nay : 1637

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 65945

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7413149

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Bình Phước: Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030

Thứ hai - 11/11/2024 10:18
Nghị quyết số 21 NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã xác định 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu thứ nhất là "Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, qui mô dân số 104 triệu người". Xuất phát từ thực tế trên, ngày 28/4/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg Phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”. Để triển khai và thực hiện Quyết định trên, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Chương trình số 137/CTr - UBND ngày 10/5/2021 về Chương trình Điều chỉnh mức sinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; mục tiêu cụ thể:

- Tăng 0,01%o tổng tỷ suất sinh ở các huyện, thị xã, thành phố có mức sinh thấp đến năm 2025.
+ Dự kiến năm 2030: Duy trì mức tăng 0,01%o/năm tổng tỷ suất sinh ở các huyện, thành phố có mức sinh thấp.
- Giảm 0,18%o/năm đối với tổng tỷ suất sinh ở các huyện, thị xã, thành phố có mức sinh cao đến năm 2025.
+ Dự kiến năm 2030: Giảm 0,08%o/năm tổng tỷ tỷ suất sinh ở các huyện, thành phố có mức sinh cao.
- Duy trì kết quả tại các huyện, thị xã thành phố có mức sinh trung bình.
Để làm được điều này, cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế. Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con ở những địa phương có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.
Bên cạnh đó, chuyển hướng chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Trong đó, cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau. Cụ thể, đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình…
Giai đoạn vừa qua, tỉnh Bình Phước đã kiểm soát được tốc độ gia tăng quy mô dân số nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đạt mức sinh thay thế vào năm 2014, trước 2 năm so với mục tiêu đề ra; Thành công của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã tạo nên thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đảm bảo yếu tố tích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 126.266 cặp đạt 71,6 % năm 2020 tăng lên 127.155 cặp đạt 72,04% năm 2023
- Tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,25con/1phụ nữ năm 2020 xuống 2,17 con/1phụ nữ năm 2023.
- Tỷ xuất sinh giảm từ 13.89% xuống 13.54% năm 2023
- Tỷ số giới tính khi sinh 111,7 trẻ trai/ 100trẻ gái năm 2020 giảm 110.3 trẻ trai/ 100 trẻ gái sinh ra còn sống năm 2023
- Mức giảm sinh 0,2 %0 năm 2020 giảm 0,14%0 năm 2023
- Tỷ lệ phát triển dân số 1,38% năm 2020 giảm 0,85% năm 2023
- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2020 đạt 46% tăng 94,7% năm 2023
- Tỷ lệ sàng lọc sau sinh năm 2020 đạt 52% tăng 78,2% năm 2023.
Tỉnh Bình Phước đã đạt được những thành tựu giảm sinh trong những năm qua. Tuy nhiên, công tác dân số trong tình hình mới còn nhiều tồn tại, hạn chế. Và cần có những giải pháp thiết thực để hoàn thành mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo:
Trên cơ sở xác định hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng địa phương, để xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể về việc điều chỉnh mức sinh của địa phương cho từng giai đoạn cụ thể hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng nên sinh 2 con.
Cấp ủy Đảng, chính quyền chủ trì, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện; thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện của các địa phương, đơn vị để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ. Ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; gắn kết quả thực hiện các mục tiêu điều chỉnh mức sinh được giao cho các địa phương, đơn vị với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, nhất là những người đứng đầu.
UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Chương trình này; điều chỉnh, công bố danh sách các huyện, thị, thành phố theo vùng mức sinh giai đoạn 2026 - 2030 trên cơ sở báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2020 – 2025. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế toàn tỉnh, phấn đấu tăng mức sinh ở những huyện, thị, thành phố đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những huyện, thị, thành phố đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam và Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030 của tỉnh Bình Phước.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên trong thời gian tới cần phải tập trung một số giải pháp cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
Tuyên truyền vận động người dân nắm bắt kịp thời những kiến thức về dân số một cách cặn kẽ, Chi cục Dân số Bình Phước chủ động phối hợp các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện triển khai tuyên truyền các hoạt động: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh; thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình... Công tác truyền thông đã có nhiều đổi mới, phù hợp từng đối tượng, từng vùng cụ thể, trong đó ưu tiên những nơi có mức sinh cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay tập trung nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và sinh con một bề, nhóm đối tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vị thành niên và thanh niên. Công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết cho cán bộ, người dân, nhất là đội ngũ làm công tác dân số - y tế cũng được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Nhờ vậy, đến nay người dân đã nhận thức được những lợi ích khi thực hiện tốt chính sách dân số. Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ dần chấp nhận quy mô gia đình nhỏ "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con". Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép nội dung dân số vào chương trình công tác của từng đơn vị. Chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã quan tâm đến sức khỏe của bản thân, chú trọng sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa và tự nguyện tham gia các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Mặt khác, người dân đã hiểu được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh, hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…


Tác giả bài viết: Trung Tá

Nguồn tin: Chi cục Dân số tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |