Bình Phước triển khai các hoạt đồng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn các huyện thị.
Thứ ba - 12/11/2024 09:38
Hiện nay, xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, việc chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường thân thiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích sẽ tạo ra động lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Như vậy, trước những cơ hội và thách thức từ già hóa dân số, việc cần làm hiện nay là tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích tạo ra động lực để người cao tuổi đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Bình Phước triển khai các hoạt đồng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn các huyện thị.
Bình Phước cũng chuẩn bị bước vào thời kỳ "dân số vàng", có nghĩa là, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi). Hay nói một cách khác, bình quân hai người lao động nuôi một người phụ thuộc. Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Đây là một cơ hội "vàng" khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010 - 2020. Sau giai đoạn dân số vàng sẽ bước sang giai đoạn dân số già. Khoảng cách giữa hai giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào tốc độ già hóa dân số.
Hưởng ứng tháng hành động Quốc tế người cao tuổi và ngày Người Cao tuổi, ngày 10 tháng 10 năm 2024 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước tổ chức 04 buổi hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và 03 buổi hội thảo tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi năm 2024 tại 7/11 huyện thị, thuộc chương trình mục tiêu Y tế dân số và Dự án 7: “Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Trên địa bàn 7/11 huyện, thị xã, nâng cao hơn nữa nhận thức, chuyển đổi hành vi của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay; đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đặc biệt chú trọng nâng cao sức khỏe, tầm vóc của người đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thu hút gần 500 lượt người tham gia.
Tại các buổi hội nghị, hội thảo người cao tuổi không chỉ gặp gỡ, giao lưu mà còn được tiếp cận các nội dung: Già hóa Dân số; Một số văn bản triển khai về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Thực trạng, vị trí vai trò người cao tuổi đối với phát triển KT-XH địa phương và Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho người cao tuổi thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp với tuổi và tình trạng sức khỏe của mình (đảm bảo giấc ngủ ngon; đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, kết hợp với chế độ điều trị phù hợp với đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi; hạn chế dùng bia rượu và chất kích thích; tập thể dục thường xuyên phù hợp sức khỏe và việc vận động của mình; luôn giữ tinh thần thoải mái; đọc sách báo, xem ti vi mỗi ngày để hạn chế giảm trí nhớ. Thông tin cho người cao tuổi có thể tiếp cận những loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi như thế nào, ở đâu đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi và nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi tham gia các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao để người cao tuổi được hòa nhập cộng đồng, sống vui, sống khỏe, sống có ích.
Người cao tuổi là nguyên khí quốc gia, là nguồn lực vô giá với nhiều kinh nghiệm sống và nguồn tri thức vô tận. Vì vậy, mọi người phải quan tâm chăm lo sức khỏe và đời sống vật chất và tinh thần cũng như phát huy tối đa vai trò của người cao tuổi. Đó vừa là trách nhiệm của chúng ta đối với những bậc tiền bối đã có những đóng góp lớn lao cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng đó cũng vừa là quyền lợi của bản thân một khi chúng bước vào giai đoạn phát triển cuối của con người./.
Tác giả bài viết: Bích Tuyển
Nguồn tin: Chi cục Dân số tỉnh
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền