chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

22:54 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 20

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 19


Hôm nayHôm nay : 6618

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266847

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5117138

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Luật Dân số sẽ chuyển tinh thần của Nghị quyết 21 thành hành động

Thứ hai - 25/11/2019 15:35
- Các chuyên gia nhận định, nếu xây dựng và ban hành được Luật Dân số, đáp ứng được những nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài của cuộc sống, lấp đầy những “khoảng trống” pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số thì Luật Dân số sẽ có ý nghĩa lớn và mang lại lợi ích cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Dân số

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Dân số

Bối cảnh công tác dân số có nhiều thay đổi
Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; tuổi thọ trung bình tăng nhanh, tuy nhiên, tất cả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tế cho thấy, công tác dân số đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Theo ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất của công tác dân số hiện nay là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Nhiều tỉnh/thành, chênh lệch giới tính ngày càng lan rộng, ở mức 120 bé trai/100 bé gái. Đặc biệt, càng ở đô thị, việc khắc phục tình trạng này càng khó khăn vì tâm lý muốn có con trai để "nối dõi tông đường" hay làm trụ cột trong gia đình đã tồn tại ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Bên cạnh đó, nước ta cũng đang phải đối mặt với sự mất cân bằng dân số giữa các vùng. Những nơi càng phát triển thì dân di cư càng đông, ngược lại, ở những vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa dân cư thường thưa thớt, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quá trình già hóa dân số ở nước ta diễn ra gần như cùng lúc. Do đó, giai đoạn "dân số vàng" của Việt Nam ngắn hơn nhiều so với các nước khác, chỉ khoảng 17 năm. Hơn nữa, "dân số vàng" thực tế mới chỉ là "vàng" về số lượng chứ chưa xét đến chất lượng. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Nếu không có những biện pháp thích ứng kịp thời, già hóa dân số sẽ tạo ra tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội; lao động việc làm; chăm sóc y tế; an sinh xã hội và sự dịch chuyển các dòng di cư…
Một thách thức khác được ông Nguyễn Ngọc Phương chỉ ra là mô hình tổ chức, bộ máy làm công tác dân số, kinh phí cho công tác dân số từ ngân sách của Trung ương bị giảm mạnh. Thậm chí, năm 2018 chỉ còn 289 tỷ đồng, tức là chỉ bằng gần 30% so với năm 2012. Kinh phí cấp rất chậm, nguồn tài trợ quốc tế và huy động nguồn lực xã hội cho công tác này gần như không đáng kể trong khi nhiệm vụ ngày càng nhiều. Mặt khác, một số cấp ủy, chính quyền còn xem nhẹ công tác DS-KHHGĐ, chưa nhận thức đúng, đầy đủ về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp, tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác Dân số và Phát triển; lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả. Tư tưởng muốn có nhiều con, "trọng nam khinh nữ" vẫn còn trong một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên.
Nhiều quy định của Pháp lệnh Dân số không còn phù hợp
Pháp lệnh Dân số đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/1/2003, Chủ tịch nước công bố ngày 22/1/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2003. Tiếp đó, ngày 5/1/2009, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 27/12/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2009. Đây là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước trong lĩnh vực Dân số tính đến thời điểm hiện tại.
Theo các nhà quản lý và chuyên gia, kể từ khi có hiệu lực thi hành, Pháp lệnh Dân số đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu hàng năm và dài hạn về DS-KHHGĐ, nâng cao trách nhiệm của công dân, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về dân số bằng pháp luật.
Qua hơn 10 năm thực hiện, trong bối cảnh kinh tế - xã hội và các chỉ báo về nhân khẩu học có nhiều thay đổi, một số vấn đề dân số mới phát sinh nên Pháp lệnh Dân số đã bộc lộ một số hạn chế và công tác quản lý dân số vẫn còn vướng phải một số bất cập cần sớm khắc phục. Chẳng hạn, một số quy định chưa bao quát được hết các nhóm đối tượng trong xã hội (đối tượng ưu tiên; vùng miền khó khăn; người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam; di cư quốc tế…); chưa thật phù hợp với thực tiễn chuyển đổi nhân khẩu học trước mắt cũng như lâu dài đối với Việt Nam (đô thị hóa; di cư trong nước và quốc tế).
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề dân số mới xuất hiện, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy khó lường cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và cả đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, theo các nhà nhân khẩu học, cần xây dựng Luật Dân số thay thế cho Pháp lệnh Dân số nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại của Pháp lệnh, giải quyết những vấn đề mới phát sinh về công tác dân số trong tình hình mới.
Sớm ban hành Luật Dân số, tăng cường sự lãnh đạo các cấp
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của Luật Dân số trong bối cảnh công tác dân số hiện nay, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Muốn chuyển biến tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới thành hành động, chuyển biến nhận thức của các tổ chức Đảng trong từng cơ sở thì cần sớm phải sửa đổi chính sách, trước mắt là phải ban hành được Luật Dân số.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, nếu không chăm lo công tác dân số, chúng ta sẽ phải chịu gánh nặng về cơ cấu dân số, chất lượng dân số trong tương lai. Bởi dân số là một trong ba vấn đề của quá trình sản xuất. Lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động quyết định yếu tố phát triển sản xuất nhưng ở nước ta, nhân lực chất lượng thấp dẫn đến năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh việc sớm ban hành Luật Dân số, theo ông Bùi Sỹ Lợi, phải coi nâng cao chất lượng dân số như vấn đề hết sức bức bách. Muốn vậy, công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Chính sách dân số phải bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Để làm được điều này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề của Quốc hội cho rằng, cần tập trung vào nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Trung ương. Đây là tinh thần căn cốt. Bên cạnh đó, áp dụng các giải pháp y học, phát triển thành tựu khoa học của thế giới để kiểm soát bệnh tật, tầm soát thai nhi trước sinh, dùng giải pháp tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng giống nòi. Bởi lẽ, giống nòi là vấn đề gắn với sự tồn tại của dân tộc. Hơn nữa, cần có chính sách tiếp tục đầu tư để chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em.
Ngoài ra, một giải pháp quan trọng khác là cần kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác dân số. Bộ máy này phải gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả và đạt mục tiêu, đồng thời tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, đảm bảo làm sao nơi dân số tăng cao thì kiềm chế, dân số tăng thấp thì nâng lên, tránh mất cân bằng giới tính khi sinh, góp phần đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
Trước đây, Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng dân số và mới triển khai thí điểm các mô hình với các biện pháp can thiệp trực tiếp, gián tiếp. Trong giai đoạn 2011-2020 bắt đầu triển khai mở rộng các biện pháp nâng cao chất lượng dân số. Do đó, cần bổ sung các quy định cụ thể nhằm điều chỉnh việc thực hiện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, gia đình trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số trong phạm vi cả nước.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dân số

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |