chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

00:17 ICT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 33


Hôm nayHôm nay : 85

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 282219

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5421330

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Học sinh - sinh viên là nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế 30%

Thứ tư - 25/09/2019 08:34
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 17 triệu học sinh - sinh viên (HS-SV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỉ lệ 95,3%; trong đó có 12,4 triệu học sinh, sinh viên tham gia BHYT tại nhà trường và 4,6 triệu học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng như người nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công và thân nhân công an, quân nhân… Chỉ tính từ ngày 1/7/2018 - 31/7/2019, trên Hệ thống thông tin giám định BHYT của đối tượng HSSV gần 8,3 triệu lượt khám chữa bệnh, với số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán là 2.399 tỷ đồng.
Học sinh - sinh viên là nhóm được ngân sách nhà nước  hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế 30%

Học sinh - sinh viên là nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế 30%

Chính sách bảo hiểm y tế của nhà nước ta được thực hiện với học sinh sinh viên hơn 20 năm đã chứng minh được tính ưu việt, đúng đắn, mang đậm tính nhân đạo,  nhân văn và là giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho HS-SV. Đã có rất nhiều trường hợp học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn rủi ro… được Quỹ Khám chữa bệnh BHYT chi trả với số tiền điều trị nội trú lớn từ 100 triệu đồng trở lên. Tính từ ngày 1 đến 31-7-2019 là 512 lượt thẻ học sinh, trong đó có 499 lượt KCB được thanh toán chi phí từ 100-500 triệu đồng/đợt điều trị; có 13 lượt KCB được thanh toán chi phí trên 500 triệu đồng/đợt điều trị; có 2 bệnh nhân được BHYT thanh toán chi phí KCB trên 1 tỉ đồng/đợt điều trị.
Với mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh sinh viên là nhóm đối tượng được nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế. Như vậy, học sinh sinh viên chỉ còn phải đóng 70% chi phí tham gia bảo hiểm y tế. Nghị định 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 01/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng. Theo đó, mức đóng BHYT của HS-SV bằng 4,5% mức lương cơ sở. Như vậy, năm học 2019-2020, mức đóng BHYT của HS-SV là 67.050 đồng/tháng, trong đó HS-SV chỉ phải đóng 46.935 đồng/tháng, còn nhà nước hỗ trợ 20.115 đồng. Nhằm giảm bớt áp lực các khoản thu đầu năm học, các gia đình HS-SV có thể lựa chọn các phương thức đóng linh hoạt theo quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm phù hợp với điều kiện kinh tế. Cụ thể, HS-SV chỉ phải đóng 140.805 đồng cho 3 tháng; 6 tháng sẽ là 281.610 đồng; 9 tháng sẽ là 422.415 đồng; 12 tháng sẽ là 563.220 đồng.
Về thời hạn thẻ BHYT, đối với HS lớp 1, thẻ BHYT có giá trị từ ngày 1 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. Đối với HS lớp 12, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 năm đó. Đối với thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HS-SV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề, nếu là HS-SV năm thứ nhất của khóa học, thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của HS lớp 12 đang còn giá trị sử dụng. Riêng HS-SV năm cuối của khóa học, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối cùng của khóa học.
Hiện nay, BHXH Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh việc thực hiện BHYT học sinh sinh viên năm học 2019 - 2020 nhằm hướng tới mục tiêu đạt tỷ lệ tham gia 100%. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện BHYT đối với HSSV vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc: Luật BHYT quy định BHYT học sinh sinh viên là hình thức bắt buộc, tuy nhiên hiện vẫn chưa có biện pháp chế tài xử lý cụ thể đối với nhóm HSSV khi không tham gia BHYT. Do đó, các cơ sở giáo dục vẫn chưa có biện pháp ràng buộc HSSV phải tham gia BHYT, dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT còn chưa đồng đều tại một số địa phương.
Nhiều trường hợp do điều kiện hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, gia đình đông con, HSSV là người dân tộc thiểu số mới thoát khỏi vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ và một số HSSV thuộc đối tượng mới thoát nghèo, cận nghèo nên không được ngân sách đóng toàn bộ vì vậy số tiền tự đóng BHYT cao hơn… không có tiền mua bảo hiểm y tế. Cũng có không ít trường hợp vì nghĩ mình khỏe  mạnh, ít khi dùng đến bảo hiểm y tế nên không mua. Tuy nhiên, chúng ta chẳng biết trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu chẳng may gặp phải rủi ro về bệnh tật, tai nạn… khi đó sẽ thấy số tiền đóng bảo hiểm y tế trong 1 năm chẳng đáng bao nhiêu so với chi phí cho viện phí và điều trị. Việc tham gia BHYT là tấm vé bảo hiểm, đảm bảo cho những rủi ro về sức khỏe, tạo sự yên tâm cho chính bản thân các em, cha mẹ và gia đình nếu không may xảy ra tai nạn thương tích, bệnh tật. Nhà trường cũng yên tâm trong quản lý sức khỏe HSSV, có thêm cơ hội, thêm điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học.
Xét về phương diện khác, hiểu đúng ý nghĩa nhân văn của BHYT, học sinh sinh viên sẽ học được cách chia sẻ, đồng cảm với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe xung quanh, có thể đó là bạn bè, anh em gần gũi với các em. Từ đó, góp phần định hình nhân cách sống tốt đẹp của thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, thực hiện BHYT đối với HSSV còn là trách nhiệm bảo đảm sức khỏe đối với bản thân các em và sau đó là với cộng đồng, xã hội.

Tác giả bài viết: Đ.H

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |