chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

21:09 ICT Thứ hai, 09/12/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 8


Hôm nayHôm nay : 1295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12771

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7185062

Trang nhất » Tin Tức » CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19

Tròn 24h không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, hôm nay có thêm 14 ca khỏi bệnh

Thứ sáu - 17/04/2020 07:05
Bản tin 6h sáng ngày 17-4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay số ca bệnh COVID-19 ở nước ta vẫn là 268. Như vậy tròn 24h qua, không ghi nhận ca bệnh mắc mới. Dự kiến hôm nay sẽ có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

Số ca mắc mới từ 18h ngày 16-4 đến 6h00 ngày 17-4: 0 ca
Như vậy đã tròn 24h qua, cả nước không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 nào. Theo thông tin của Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, kể từ 1 đến 14-4-2020, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới COVID-19 (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng
Trong 14 ngày vừa qua kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (1 đến 3-4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhân số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày.

 

 

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 73.758, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 369;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.628;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 61.761.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 16-4 có 06 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
- Dự kiến hôm nay (17-4) sẽ có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Tình hình điều trị của các ca bệnh nặng:
· BN19 có đáp ứng tốt, gọi hỏi giao tiếp được, nhận biết không gian, thời gian, bản thân tốt, không liệt khu trú, không có phù trên lâm sàng, bệnh nhân không sốt trong ngày 16-4. BN161 thở máy qua nội khí quản, thông khí 2 bên rõ, tiếp tục cho bệnh nhân tập thở, cơ lực còn yếu, huyết áp 110/60mmHg, gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, liệt nửa người trái, bệnh nhân còn sốt cơn dao động trong ngày. Bilan viêm trong ngày có xu hướng giảm nhẹ, men gan xu hướng giảm. BN91 không sốt, thở máy, có nhịp tự thở, không chảy máu mũi miệng, kiểm soát rối loạn đông máu (theo dõi hội chứng HIT) tạm ổn, XQ phổi không tổn thương xấu thêm.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 19 ca.
Bản tin sáng nay của Ban Chỉ đạo cũng cho biết, tỉnh Hà Giang đã thêm vào nhóm tỉnh, thành phố có nguy cơ (tỉnh này xuất hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên và cũng là ca bệnh số 268 mà Bộ Y tế công bố sáng ngày 16-4)

Nhóm địa phương có nguy cơ cao (12): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh.

Các địa phương này tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng đến ngày 22 hoặc 30-4-2020 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; đồng thời quan tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa.

- Nhóm địa phương có nguy cơ (16): Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang.

Các địa phương này cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đến hết ngày 22-4-2020 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22 tháng 4 tùy diễn biến dịch bệnh.

- Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định: Cả nước đều đang có nguy cơ, không có nơi nào được coi là an toàn, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh COVID-19.

Để xếp nguy cơ của các địa phương Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 và các chuyên gia đã dựa trên các yếu tố nguy cơ để xây dựng các điểm số, theo một tính toán khoa học. Thủ tướng cũng đã khẳng định các nhóm này không phải là bất biến, mà “động”, luôn có thể thay đổi. Địa phương đang ở nhóm nguy cơ thấp có thể thành nguy cơ trung bình, thậm chí là nguy cơ cao.

“Nguy cơ thấp là vì thời điểm này địa phương đó ít có yếu tố dịch bệnh xâm nhập, không phức tạp như Hà Nội và TP. HCM nhưng chỉ cần phát hiện một ca bệnh phức tạp thì nguy cơ này có thể thay đổi. Bất kỳ chỗ nào lơ là, chủ quan, dịch bệnh đều có thể xuất hiện”- PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Vì thế, chuyên gia khuyến cáo người dân, kể cả ở 35 địa phương nguy cơ thấp không được nghĩ là mình an toàn, không có nguy cơ, không được chủ quan. Đồng thời tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay: đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng/dung dịch sát khẩun thường xuyên; tránh tiếp xúc, giao tiếp gần dưới 2m; không tập trung đông người; không đi ra khỏi nhà khi không cần thiết, đặc biệt là người có bệnh nền và người già; khai báo y tế.

Các địa phương, dù là nhóm nguy cơ thấp cũng cần luôn luôn cảnh giác phát hiện sớm các các bệnh, khoanh vùng, dập dịch sớm, không để bùng phát.

Nguồn tin: theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |