chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

02:16 ICT Thứ năm, 10/10/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 16


Hôm nayHôm nay : 275

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 112393

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6941301

Trang nhất » Tin Tức » CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19

Những “chiến sĩ” áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch

Thứ tư - 26/05/2021 09:10
Hơn một năm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vượt lên tất cả, đội ngũ y, bác sĩ nhân viên y tế Hớn Quản đã và đang ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp một phần không nhỏ cùng cả nước chiến đấu và chiến thắng dịch COVID-19.
Những “chiến sĩ” áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch

Những “chiến sĩ” áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch

Căng mình chống dịch
Ngay khi xuất hiện các trường hợp đi về từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người đến từ vùng dịch, những "chiến sỹ" Khoa kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế Hớn Quản lập tức lên đường. Mặc dù, có nguy cơ lây nhiễm rất cao vì tiếp xúc trực tiếp với những người có yếu tố dịch tễ đi về từ vùng dịch, người nước ngoài, hay các trường hợp F1, F2…, có những ngày phải đi điều tra dịch tễ từ 15 - 20 người, lại ở nhiều điểm khác nhau, có khi phải lao mình đi giữa đêm khuya lấy mẫu, nhưng các “chiến sỹ” áo Bluose trắng không hề nao núng trong bất cứ tình huống nào, khi có lệnh điều động là lập tức chuẩn bị y dụng cụ, trang phục khẩn trương lên đường.

Y sĩ Đoàn Anh Tuấn, nhân viên Khoa Kiểm soát bệnh tật cho biết:  “Quá trình điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm rất vất vả, cán bộ y tế đứng đối diện với người có nguy cơ cao nhiễm Covid-19, mặt đối mặt rất gần để lấy mẫu bệnh phẩm dịch ngoáy họng ở vùng hầu họng và ở mũi. Những động tác này dễ kích thích ho, sặc, có nguy cơ phát tán mầm bệnh, vậy nên trong bộ đồ bảo hộ kín mít, dù rất nóng và ngộp, nhưng chúng tôi luôn cố gắng chứ không được bỏ dở công đoạn”.
Hớn Quản là địa phương có hơn 100.000 dân sinh sống, địa bàn rộng và tiếp giáp với nhiều đơn vị bạn, có nhiều tuyến đường thông biên giới, đường mòn lối mở nên việc quản lý người đi về từ vùng dịch, người nhập cảnh trái phép gặp nhiều khó khăn. Chỉ tính từ tết Nguyên đán 2021 đến nay, ngành Y tế huyện đã thực hiện khai báo y tế cho hơn 3.000 đối tượng; điều tra dịch tễ hơn 400 đối tượng đi về từ vùng dịch, tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đối tượng nhập cảnh trái phép bị bắt giữ trên địa bàn.
Dịch Covid-19 hoành hành từ Bắc vào Nam, những chiến sĩ áo trắng lại tiếp tục “lăn xả” trên tuyến đầu, bất chấp bao hiểm nguy, gian khổ đang đợi chờ phía trước. Bất chấp nỗi lo và những băn khoăn khi chưa biết trước khi nào dịch sẽ được khống chế, loại trừ. Họ đã để lại sau lưng những niềm riêng để bước vào cuộc chiến khốc liệt với dịch bệnh Covid-19.
Trong tháng 4/2021, địa bàn huyện Hớn Quản phát hiện 35 đối tượng nhập cảnh và đưa người nhập cảnh trái phép (xã An Phú 16 đối tượng, xã Minh Tâm, Minh Đức, Thanh Bình 19 đối tượng). Ngay khi nhận được lệnh của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Hớn Quản, ngành y tế lập tức lên đường điều tra truy vết, phun khử khuẩn địa bàn mà đối tượng đến để trách nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Huyền, Trạm trưởng Trạm Y tế An Phú chia sẻ: “Trong tình hình dịch diễn biến phức tạp, khi có những đối tượng người nước ngoài nhập cảnh trái phép ngành y tế đã vào cuộc quyết liệt, "thần tốc" với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, không chủ quan, lơ là, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; duy trì và thực hiện hiệu quả vai trò của các tổ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng, nhằm dập tắt kịp thời nếu có trường hợp dương tình không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bản thân tôi luôn xác định cuộc chiến còn dài, "chống dịch như chống giặc", gác lại việc riêng gia đình, con nhỏ để tham gia chống dịch. Nếu không có ca dương tính thì về với gia đình, nhưng nếu xuất hiện ca dương tính thì phải ở lại lâu dài, tuy nhiên chúng tôi đã sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiệm vụ”.
Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không nề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Vững tin nơi tuyến đầu
Trên tuyến đầu chống dịch, tại các khu cách ly, các điểm lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ, giữa vòng nguy hiểm của dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, đội ngũ y, bác sĩ Hớn Quản vẫn luôn phát huy trách nhiệm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để sát cánh cùng Nhân dân "đánh giặc" COVID-19. Không chỉ tình nguyện ngày đêm truy vết lấy mẫu những người nghi ngờ mắc COVID-19, những “chiến binh áo trắng” còn thầm lặng ngày đêm phân luồng, cách ly, xét nghiệm, khám bệnh, điều tra dịch tễ những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Họ đã thực sự quên mình để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân.
Cử nhân Nguyễn Thị Lựu, Trạm Trưởng TYT An Khương cho biết: Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, dù công việc có nhiều áp lực, căng thẳng nhưng đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ luôn trong tâm thế sẵn sàng chống dịch, chúng tôi làm việc quên mình vì cộng đồng, sẻ chia và cảm thông cùng người dân trong cuộc chiến cam go chống lại dịch bệnh. Đặc biệt trong các dịp tết Nguyên đán 2021, dịp Lễ 30/4 – 1/5 những người làm y tế như chúng tôi chưa được một phút nghỉ ngơi, tất cả đồng nghiệp của tôi đều gác lại công việc gia đình, gác lại mọi niềm riêng chung tay cùng với cả nước phòng, chống dịch bệnh”.
Đối với Bác sĩ Mai Thanh Cường, Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua là cái Tết rất đặc biệt và khó quên. 30 tết tan ca trực, khi hay tin có nhiều đối tượng từ Thành phố Hồ Chí Minh về phải cách ly y tế, Bác sĩ Cường tình nguyện nhận nhiệm vụ cùng với các đồng nghiệp đón tết ở Khu cách ly y tế tập trung.
Đón tết trong những căn phòng sáng đèn của Khu cách ly, ai cũng có những nỗi niềm riêng, có chị nhớ gia đình ngồi khóc thút thít, có người mệt quá tranh thủ nghỉ ngơi. Nhiều nam bác sĩ cứ nhìn ra những khoảng xa xôi để tỏ ra rắn rỏi cho quên nỗi nhớ nhà... Dù tình nguyện nhưng Bác sĩ Cường cũng không thể tránh khỏi tâm trạng đó, anh tâm sự: "Đợt dịch lần trước khi thấy các bác sĩ ở Đà Nẵng gồng mình trong cuộc chiến mình đã thấy xót xa. Bây giờ, nhìn thấy những hình ảnh đó ngay trước mắt thì càng không thể cầm lòng nổi. Trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, nóng bức, nụ cười, mồ hôi và nước mắt cứ thế đan xen. Anh chị em nhân viên y tế ở đây cảm giác như đang sống trong thời chiến, nhưng mọi công việc đều phải diễn ra khẩn trương, chính xác với sự tập trung cao độ”... Những lúc vất vả nhất anh lại nhớ đến lời vợ nhắn nhủ: "Chống dịch hơn chống giặc, anh cứ vững tin đi làm nhiệm vụ nhé"... Tết rồi, cả nhà anh Cường đón giao thừa cùng nhau bằng cách trực tuyến với hai "điểm cầu" kết nối qua Zalo. Và "Tết" của ngành y năm nay (27-2) không hoa cũng chẳng quà, nhưng bác sĩ Cường nói: "Món quà lớn nhất của chúng tôi là mong dịch bệnh không xảy ra và lây lan trong cộng đồng”.
Chia sẽ về công tác phòng, chống dịch, bác sĩ CKI. Trần Đình Tuấn, giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản cho biết: “ Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, công tác phòng, chống dịch được xác định là "cuộc chiến" phức tạp, lâu dài của toàn dân. Chúng tôi luôn ghi nhận, tri ân những cống hiến thầm lặng của đội ngũ y, bác sỹ, mỗi cá nhân và cả cộng đồng cũng cần chung tay góp sức, đồng hành cùng họ trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bởi lẽ, mọi sự nỗ lực của cả hệ thống và tất cả sự hy sinh của đội ngũ y, bác sỹ rất có thể sẽ trở thành vô nghĩa nếu vẫn còn những cá nhân vô trách nhiệm, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ và sức mạnh toàn dân sẽ là vũ khí quan trọng để chúng ta có thể sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Tác giả bài viết: Quang Đức

Nguồn tin: Trung tâm y tế huyện Hớn Quản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |