chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

18:11 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 26


Hôm nayHôm nay : 5503

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 272725

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5123016

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Cách mạng công nghiệp 4.0 với công tác dân số trong tình hình mới: Phải tận dụng và phát huy chất lượng dân số và cơ sở dữ liệu số

Thứ sáu - 08/11/2019 14:58
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Bản chất của CMCN 4.0 là sản xuất thông minh nhờ vào tiến bộ của công nghệ số trong hai thế giới kết nối với nhau, trong đó ta đang và sẽ sống: Thế giới các thực thể và thế giới các phiên bản số của các thực thể (thế giới số). Đã đến lúc chúng ta phải bàn nhiều hơn về những việc phải làm và làm thế nào để chủ động nắm bắt thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp này. Có thể thấy một mối tương quan chặt chẽ của CMCN 4.0 với công tác dân số của chúng ta.
hình ảnh minh họa

hình ảnh minh họa

Muốn làm CMCN 4.0 phải có nguồn nhân lực chất lượng cao

Muốn làm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và cụ thể là nguồn nhân lực số. Cần phát triển và đào tạo ngay nguồn nhân lực số của ta sao cho đông đảo người lao động có thể dùng được công nghệ số trong nghề nghiệp của mình và một bộ phận tinh hoa có thể tạo ra công nghệ số cho những nghề nghiệp đó, nhất là những nghề trong định hướng phát triển của đất nước.

Nghi quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã xác định một nội dung quan trọng là nâng cao chất lượng dân số, đây cũng là tiền đề để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong tình hình mới.

Dân số Việt Nam năm 2018 là 94,66 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 61,03 triệu người, chiếm 64,5%. Dân số Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tức số người trong tuổi lao động cao. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,1 triệu người, dân số trong độ tuổi lao động là 48,4 triệu người. Mặc dù vậy, theo kết quả điều tra năm 2016 của Tổng cục Thống kê chính thức công bố gần đây nhất thì tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 84%. Như vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kể cả sơ cấp nghề cũng mới chỉ chiếm 16%. Trong đó có trình độ cao đẳng và đại học trở lên là 8,7%. Trình độ sơ cấp nghề và trung cấp chiếm 5,3%. Như vậy, nếu tính số người từ 15 tuổi trở lên thì lực lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chỉ có gần 5 triệu người (4,79 triệu); trong đó số người trong tuổi lao động cũng chỉ có hơn 4 triệu người (4,2 triệu người). Tương tự như vậy tính trong số người từ 15 tuổi trở lên có trình độ sơ cấp nghề và trung cấp có khoảng gần 3 triệu người (2,92 triệu người); số người trong tuổi lao động là 2,56 triệu người.

Quy mô lực lượng lao động của Việt Nam tiếp tục gia tăng. Số liệu của TCTK cho thấy, quy mô lực lượng lao động (LLLĐ) của Việt Nam tiếp tục gia tăng, từ 38,5 triệu người năm 2000 lên 54,4 triệu người năm 2016. Như vậy, trong vòng hơn 15 năm, LLLĐ của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 15,9 triệu người, trung bình mỗi năm tăng hơn 1 triệu người, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 2,6 điểm phần trăm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của dân số (xấp xỉ 1,1%/năm). Nguyên nhân chủ yếu là do: Thứ nhất, tăng trưởng dân số kết hợp với tăng nhanh tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động; thứ hai, tỷ lệ tham gia LLLĐ chung cao, tiếp tục tăng từ 72,3% năm 2000 lên 77,3% năm 2016 và có sự khác biệt lớn về tỷ lệ này của khu vực thành thị so với của khu vực nông thôn (70,6% so với 80,9%). Trong khi đó, tỷ lệ tham gia LLLĐ chung của các nước ASEAN là 70,3%, (ADB, ILO, 2014), cho thấy Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ tham gia LLLĐ cao nhất trong khu vực, phản ánh lượng cung lao động lớn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đứng trước thách thức này, trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 21, ngay trong giải pháp thứ nhất đã xác định "Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp".

Về giải pháp đảm bảo nguồn lực đã xác định "Đảm bảo đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số. Ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước cho công tác dân số, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao... nhằm nâng cao chất lượng dân số, đời sống mọi mặt của nhân dân, nhất là đối tượng chính sách".

Để thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, Chính phủ đã ra Nghị quyết 137/NQ-CP ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21, trong đó hoạch định nhiều giải pháp về nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt xác định các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu số ứng dụng công nghệ thông tin như: Triển khai thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án củng cố hệ thông tin thống kê chuyên ngành Dân số: Hình thành hệ thống lưu trữ, kết nối thông tin số liệu dân số, cung cấp thông tin, số liệu dân số đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi cơ quan, tổ chức trong toàn xã hội, phục vụ xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; cùng nhiều giải pháp khác về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở tài nguyên số.

Qua một số giải pháp cơ bản đến năm 2030 như nâng cao tuổi thọ, nâng cao trình độ học vấn, chiều cao; khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát dị tật bẩm sinh… Chính phủ cũng đã phân công cụ thể việc xây dựng các đề án này để được phê duyệt trong khoảng thời gian 2018-2020. Qua đó cho ta thấy rõ tầm quan trọng chiến lược trong việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao

Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam cũng sẽ có mối quan hệ hữu cơ với phát huy cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam, tức sử dụng lực lượng lao động đang trong giai đoạn cực đại, với tổng dân số đạt 95 triệu vào 2019. Ở thời chuyển đổi số, với sự phổ biến của các công nghệ số trong những năm tới đây, hầu hết người lao động phải hiểu và quen biết với các con số, với dữ liệu, với sử dụng máy tính và các công cụ phân tích dữ liệu được tạo ra trên máy tính, giống như người nông dân quen với cái cày, cái bừa hay người thợ mộc quen với cái cưa, cái đục.

Trong việc phát triển nguồn nhân lực số một điều gắn kết chặt chẽ là giáo dục đào tạo trình độ cao. Khi xã hội công nghiệp chưa hình thành, những người có trình độ cao cũng chỉ là những nhà thông thái và lương y chứ chưa có kỹ sư, bác sĩ. Đến khi cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bùng nổ, nhu cầu nhân lực tất yếu đòi hỏi, để vận hành được máy móc thiết bị, các nhà máy phải có công nhân và kỹ sư. Đương nhiên, các nhà quản lý cũng phải được đào tạo nhằm đáp ứng cho nhu cầu của công việc thực tiễn. Cũng cần nói thêm là trong tiếng Anh thì từ "master" vừa có nghĩa là "thạc sĩ", vừa có nghĩa là "thợ cả". Như vậy, người có trình độ cao học và thợ giỏi đều được xã hội tôn trọng ngang nhau. Tin học từ một môn học phụ nay trở thành môn học chính như Toán, như Văn.

Ở Việt Nam, trong năm qua Đảng và Nhà nước đã sớm ban hành các Nghị quyết nhằm tạo cơ sở tiền đề cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực số làm nền tảng cho việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong những năm tới. Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta cần quyết tâm thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, chương trình Hành động của Chính phủ để đưa nước ta thuộc vào nhóm các nước thắng cuộc trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực số làm chủ được công nghệ số và các nguồn dữ liệu số và hiệu quả cao trong phát triển trí tuệ nhân tạo.

Về các mục tiêu đến năm 2030, Nghị quyết 21-NQ/TW đã đề ra nhiều mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như:

Về thể lực "Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm"; về tổng quát chỉ số phát triển con người, nâng cao tuổi thọ, nâng cao trình độ học vấn, nâng cao chất lượng cuộc sống, "Chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á". Ngoài ra cũng đã nhấn mạnh là cần nâng cao cả tuổi thọ bình quân khỏe mạnh "Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm".

Về nhóm dân số trẻ, tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%, giảm 50% số cặp tảo hôn; giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất, 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

Về cơ sở dữ liệu số, "100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên qui mô toàn quốc" ; Về nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống: "Tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 45%".


Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cmcn 4.0, thế giới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |