chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

05:02 ICT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 1799

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 283933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5423044

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động

Tư vấn sản khoa nhằm nâng cao chất lượng dân số

Thứ ba - 29/05/2012 08:50
Việc mang thai là niềm vui, hạnh phúc của những người đã và sẽ là những ông bố bà mẹ trong tương lai. Mang thai và sinh nở là một hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng không phải bà mẹ nào cũng có một thai ký khỏe mạnh, không phải lo lắng gì. Hơn nữa có một thực tế rằng khi mang thai không phải bất cứ bà mẹ nào cũng hiểu về cơ thể mình nên cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra trong thời gian mang thai cũng tạo nên một nỗi lo lắng, bất an. Việc sinh con và nuôi con khỏe mạnh, thông minh là niềm vui, nghĩa vụ cao cả và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người mẹ.
Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nghén nhằm đảm bảo cho cuộc sinh nở bình thường và an toàn cho cả mẹ lẫn con là điều vô cùng quan trọng. Vì thế khi có thai người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh để đăng ký và theo dõi chu kỳ phát triển của thai. Khi bắt đầu có thai người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hay có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn các món ăn theo sở thích của mình, hiện tượng đó chỉ diển ra trong ba tháng đầu, sau thời ký thai nghén người mẹ cần được chăm sóc ăn uống hợp lý để thai nhi phát triển bình thường.
          Để tiện cho việc theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên đi khám thai dịnh kỳ ít nhất ba lần trong suốt thời ký thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không, lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khỏe hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời, lần thứ 3 vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thương hay không, thuận hay ngược từ đó tiên liệu cho cuộc sinh.
          Việc khám thai nếu được thực hiện nhiều lần trong suốt một thai kỳ càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần. Khi đi khám thai người mẹ sẽ được khám toàn thân: Đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu để phát hiện các yếu tố bất thường như cao huyết áp, Protein niệu, da xanh sao thiếu máu, phù nế và các bệnh mãn tính tim gan. Khám sản khoa: Đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe  tim thai. Đề phòng bệnh uốn ván cho con khi mang thai người mẹ sẽ được tiêm phòng hai lần uốn ván, mũi thứ nhất vào tháng thư tư hoặc thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa tháng.
          Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng “xuống máu chân” , phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn chân kèm theo nhức đầu, mờ mắt thì do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Trong khi đó phải thường xuyên đi khám để trách tai biến khi đẻ và nên thận trọng trong việc dùng thuốc,  tiêm chủng, chiếu chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Vì vậy khi có thai nếu muốn dùng thuốc phải có ý kiến của bác sỹ.
          Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Cho nên cần lao động trí óc và chân tay một cách hợp lý, trách lao động quá sức, vào tháng cuối thai kỳ người mẹ cần nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có một sức khỏe tốt nhất để tránh tai biến khi đẻ.
          Khi mang thai chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Lúc này người mẹ phải nhớ rằng phải ăn uống cho mình và cho cả con, nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt, đây là điều kiện tốt để người mẹ tích lũy mỡ là nguồn dự trữ sữa để tạo sữa sau khi sinh. Tránh trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng kẽm không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai, vì khi sinh ra trẻ cân nặng dưới 2500g sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng về sau.
          Vì vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh, ngay từ đầu khi mới mang thai người mẹ nên di khám để được các bác sỹ tư vấn về chăm sóc sức của mẹ và thai nhi theo đúng chu trình ngay còn trong bụng mẹ, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con đây là tiền đề cho  ra đời những em bé thông minh và khỏe mạnh./.

Tác giả bài viết: Bích Tuyển

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |