Đang truy cập : 17
Hôm nay : 1614
Tháng hiện tại : 65922
Tổng lượt truy cập : 7413126
Bài 1: Nước cam thảo, hoa hòe:cam thảo, hoa hoè, rau má, nhân trần mỗi vị 200g, hạ liên châu 60g, đậu đen 100g (dược liệu ở dạng khô).
Cách chế:các vị sao giòn, tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm.
Liều lượng và cách dùng:ngày dùng 40-50g, hãm với nước sôi vào bình hoặc ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được, uống dần trong ngày.
Công dụng:giải khát chống nóng, nhuận gan mật, an thần nhẹ. Loại nước này dùng được cho mọi đối tượng, nhưng thích ứng nhất là những người bị thiểu năng gan, tiền sử bị viêm gan virut, can khí uất kết, các bệnh về túi mật, có vàng da vàng mắt...
Bài 2:
Nước kim ngân, cam thảo, rau má:kim ngân tươi 15g, rau má khô 20g, cam thảo 12g, lá mít tươi 20g, cỏ mực tươi 15g. Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ nước nấu sôi làm nước uống trong ngày.
Công dụng:giải khát, chống nóng, chống ngứa, chống mụn nhọt. Rau má, cỏ mực mát gan, nhuận huyết. Lá mít tươi tăng tân dịch, chống khát, chống ngứa. Cam thảo vị ngọt, tác dụng bổ tỳ và điều hoà các dược liệu. Bài này phù hợp cho những người huyết nhiệt, cơ địa dị ứng hay bị ngứa, viêm da, mọn nhọt…
Bài 3:Nước rau má, đinh lăng, khoai khô: rau má khô 25g, lá đinh lăng phơi khô 20g, lá đắng phơi khô 20g, cam thảo bắc 20g, khoai lang thái lát phơi khô sao vàng 30g. Cho các vị vào ấm, đổ nước nấu sôi làm nước uống cho cả gia đình.
Công dụng:thanh nhiệt, chống khát. Bài này phù hợp cho mọi đối tượng, thời tiết hè oi nóng nên dùng. Lá đinh lăng, lá đắng bổ tỳ, tăng tiết, cải thiện tiêu hoá. Rau má mát bổ, nhuận gan, thanh nhiệt lợi phế. Khoai lang khô vị ngọt thơm, bổ ngũ tạng, lợi phế thận, nhuận tràng, là vị có tác dụng chống khát rất tốt. Cam thảo bắc: vị ngọt bổ tỳ vị và điều hoà trung châu, điều hoà các vị trong bài.
Lương y Trịnh Văn Sỹ ( Báo SK & ĐS)
Tác giả bài viết: Thu Trang
Nguồn tin: Sưu Tầm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn