Đang truy cập : 11
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 10
Hôm nay : 10158
Tháng hiện tại : 112112
Tổng lượt truy cập : 6941020
- Thường thì không gây nghiêm trọng. Bệnh TCM là một bệnh nhẹ, gần như tất cả bệnh nhân sẽ bình phục sau 7-10 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị. Thường không gây biến chứng, rất hiếm khi có biến chứng gây viêm màng não. Vì vậy ở những bệnh nhân có sốt, nhức đầu, cứng gáy, đau lưng cần phải nhập viện để theo dõi trong vài ngày.
Bệnh TCM có lây lan không?
- Bệnh TCM lây truyền ở mức độ trung bình. Bệnh lây truyền từ người này qua người khác do tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, miệng, nước bọt, dịch của mụn dộp hoặc phân của người nhiễm. Trong tuần lễ đầu tiên của bệnh rất dễ lây cho người khác.
Nhiễm bệnh sau bao lâu thì khởi phát triệu chứng ?
- Nhiễm thời gian từ 3 đến 7 ngày thì khởi phát triệu chứng. Trong bệnh TCM thì sốt là triệu chứng thường biểu hiện trước tiên.
Ai là nhóm nguy cơ bị nhiễm TCM ?
- Bệnh TCM chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng cũng có ở người lớn. Trẻ nhỏ và thiếu niên dễ phát bệnh, bởi vì chúng có sức đề kháng kém hơn so với người lớn.
Phụ nữ có thai tiếp xúc với trẻ em đã nhiễm TCM có nguy cơ gì?
- Hầu hết phụ nữ nhiễm bệnh TCM trong thai kỳ thường không phát bệnh hoặc biểu hiện bệnh nhẹ. Chưa có bằng chứng rõ ràng là nhiễm bệnh khi mang thai sẽ gây hậu quả cho thai nhi. Tuy nhiên bà mẹ nhiễm TCM có thể truyền mầm bệnh cho đứa bé ngay trước khi sinh.
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ cho người phụ nữ có thai sẽ có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm khi đang mang thai và nhiễm trong khi sinh.
Bệnh TCM xảy ra khi nào và ở đâu?
- Các trường hợp bệnh đơn lẻ và dịch TCM xảy ra khắp nơi trên thế giới với tần suất bệnh cao trong mùa hè và đầu mùa thu. Thời gian gần đây các vụ dịch TCM đã xảy ra tại các quốc gia thuộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Bến Tre hàng năm cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh TCM tập trung ở các nhà trẻ, trường học.
Chẩn đoán bệnh TCM bằng cách nào?
- Bệnh TCM là một trong những bệnh nhiễm có biểu hiện đau trên niêm mạc miệng. Thường thì có thể phân biệt được TCM và tác nhân khác gây đau lở miệng là nhờ dựa vào tuổi của bệnh nhân, lời khai của bà mẹ bệnh nhi về các triệu chứng điển hình và sự hiện diện của những nốt ban và đau khi thăm khám.
- Cần lấy mẫu phết họng hoặc mẫu phân của bệnh nhân gửi đến phòng xét nghiệm để nhằm xác định loại nào là tác nhân gây bệnh.
Điều trị bệnh TCM như thế nào?
- Chưa có điều trị đặc hiệu cho bệnh TCM. Điều trị triệu chứng để giảm sốt, đau nhức do các vết loét gây ra, kết hợp với tăng sức đề kháng cơ thể.
Bệnh TCM có thể phòng được không?
- Chưa có các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho nhiễm TCM nhưng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bằng thực hành vệ sinh tốt.
- Các biện pháp phòng bệnh là rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi thay tã, làm sạch bề mặt và các dụng cụ đã bị nhiễm bẩn trước tiên bằng nước và xà phòng, sau đó là khử trùng bằng dung dịch chloramine.
- Những người chăm sóc trẻ có thể giảm nguy cơ bị lây nhiễm khi chăm sóc trẻ bệnh TCM bằng cách tránh tiếp xúc gần gũi với trẻ bị bệnh TCM như: hôn, ôm, dùng chung thức ăn, chén bát…
Tác giả bài viết: Thu Trang
Nguồn tin: Sưu Tầm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn