Bình Phước: Đề án Xã hội hóa, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS ( Kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản)

Năm 2019, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp Đề án Xã hội hóa, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS ( Kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản) đến năm 2030.
hình ảnh minh họa
Với mục tiêu chung là "Tăng cường khả năng tiếp cận Đề án Xã hội hóa, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS cho nhóm dân cư có nhu cầu và có khả năng chi trả; chú trọng dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới".
Tại Bình Phước nhằm hướng đến xóa dần trợ cấp của nhà nước, tiếp tục thực hiện các chính sách về việc cung cấp rộng rãi các phương tiện KHHGĐ, đẩy mạnh và mở rộng chương trình TTXH ( tiếp thị xã hội) các PTTT ( phương tiện tránh thai), bên cạnh cấp phát miễn phí các PTTT cho người dân theo chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số-KHHGĐ,  hình thức TTXH các PTTT bắt đầu được triển khai tại Bình Phước gồm các loại sản phẩm mới:  bao cao su nhãn hiệu Nighthapy, Yes; viên uống tránh thai Night Happy, LovePill và dụng cụ tử cung Ideal. Theo số liệu báo cáo: số phụ nữ trong toàn tỉnh từ 15- 49 tuổi: 298.886 người, số phụ nữ có chồng: 175.649 người và tổng số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai: 120.964 cặp (tính đến tháng 10/2019) và ngày càng tăng lên. Thêm vào đó, quan niệm về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của xã hội cởi mở hơn khiến tỷ lệ sử dụng các PTTT của đối tượng vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình cũng tăng. Nếu không thực hiện tốt TTXH các PTTT, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, tăng chi phí sử dụng dịch vụ y tế. Bởi vậy đẩy mạnh TTXH các PTTT đang được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Dân số-KHHGĐ nhằm đa dạng hóa các phương thức đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ KHHGĐ của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu điều chỉnh mức sinh phù hợp, đảm bảo tính bền vững của các chương trình dân số - KHHGĐ.
Hằng năm, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đều xây dựng kế hoạch, là đầu mối tiếp nhận các loại PTTT để tiếp thị, phân bổ chỉ tiêu thực hiện cho các đơn vị. Chi cục cũng hướng dẫn Phòng Dân số thuộc Trung  tâm y tế các huyện, thị, thành phố thực hiện định mức chi phí phân phối sản phẩm TTXH, phương thức thanh toán kinh phí và các phương án truyền thông tại địa bàn TTXH. Cùng với đó, đẩy mạnh truyền thông về sản phẩm, vận động người dân tham gia chương trình TTXH dưới nhiều hình thức để thay đổi thói quen, thái độ, hành vi và chấp nhận chi trả khi sử dụng các PTTT như thường xuyên lồng ghép hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm TTXH các PTTT vào các hoạt động về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, qua các buổi sinh hoạt tại khu dân cư. Nhờ vậy, nhiều người dân trên địa bàn đã được tiếp cận và tự nguyện trả tiền mua các sản phẩm tránh thai. Qua đó, góp phần làm thay đổi dần quan niệm “bao cấp” trong lĩnh vực DS-KHHGĐ sang “cùng chi trả”, chấp nhận trả phí một phần các PTTT”. Từ đó cho thấy, với sự năng động, nhiệt tình và trách nhiệm của các đội ngũ cán bộ dân số, công tác TTXH các PTTT đã đạt được những kết quả nhất định. Từ năm 2018 đến 10/2019, toàn tỉnh đã tiếp thị : Bao cao su Yes: 15.000 cái Bao cao su NightHappy: 48.000 cái, Thuốc tránh thai  NightHappy: 8.400 vỉ, Thuốc tránh thai LovePill: 2.100 vỉ, vòng tránh thai 317 cái. Số người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng tăng. Qua công tác truyền thông tư vấn cộng đồng, tư vấn trực tiếp, tư vấn nhóm, các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp cho phần lớn cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nắm được các BPTT hiện đại và chấp nhận áp dụng cho mình. Tuy nhiên  kết quả TTXH các PTTT vẫn còn hạn chế,  Nguyên nhân khiến hoạt động TTXH đạt kết quả chưa cao đó là chương trình TTXH mới chỉ triển khai phân phối trên các kênh truyền thống như nhà thuốc, cơ sở y tế mà chưa chú trọng đến các kênh phân phối phi truyền thống như: nhà hàng, khách sạn, siêu thị…;Vẫn còn có một bộ phận không nhỏ người dân còn quen với việc sử dụng các PTTT miễn phí nên họ không mấy hưởng ứng chương trình TTXH các PTTT; Chủng loại, mẫu mã và chất lượng của các PTTT TTXH chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; Thị trường PTTT tự do phát triển tự phát, thiếu sự điều tiết, chủng loại, chất lượng PTTT và giá cả chưa được kiểm soát ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp nhận sử dụng các PTTT TTXH của khách hàng…

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu