Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối là bệnh khá thường gặp. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vận động, nhất là người cao tuổi.
Thoái hóa khớp gối là bệnh rất phổ biến ở cao tuổi, cũng là căn bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị hư hỏng phần sụn, đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Khớp gối là vị trí có tỷ lệ bị tổn thương cao nhất, bệnh gây ra các cơn đau cấp tính, mãn tính và hạn chế vận động của người bệnh.
Nếu không sớm phát hiện và có phương pháp xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây đau đớn âm ỉ, cản trợ công việc hàng ngày của bệnh nhân. Nặng hơn sẽ dẫn đến biến dạng, lệch trục khớp, lỏng khớp, teo cơ thậm chí bại liệt suốt đời.
Trên thực tế, thoái hóa khớp gối không khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để thăm khám, có phác đồ toàn diện để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường gặp
Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra càng mạnh, lúc này các khớp xương bị bào mòn, cọ xát với hệ dây thần kinh, dây chằng và gây thoái hóa khớp gối. Đối tượng có độ tuổi từ 45 trở lên cần hết sức cảnh giác.
Yếu tố nội tiết: Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh hơn do nội tiết nữ bị suy giảm trầm trọng, làm giảm khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.
Chấn thương: Khớp đầu gối bị tổn thương do tai nạn, ngã, va chạm,… nhưng không được điều trị triệt để sẽ gây thoái hóa khớp gối.
Sinh hoạt không đúng tư thế: Ngồi, đứng quá lâu tại một chỗ hoặc ngủ nghỉ sai tư thế sẽ gây áp lực cho khớp gối.
Lao động quá sức: Thường xuyên khuân vác đồ nặng, không nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến các khớp xương thoái hóa nhanh hơn.
Tập luyện sai cách: Tập quá sức, tập không đúng động tác sẽ gây tổn thương khớp gối.
Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối khác: Thừa cân, lạm dụng chất kích thích, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi,…
 
Phương pháp điều trị
Điều trị nội khoa: Vật lý trị liệu (siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, suối khoáng...), điều trị bằng thuốc, cấy ghép tế bào gốc...
Điều trị ngoại khoa: Nội soi khớp như cắt lọc, bào, rửa khớp, khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn. Phẫu thuật thay bằng khớp nhân tạo: áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên.
Trong quá trình điều trị cần kết hợp tuân thủ những nguyên tắc điều trị như:
- Giảm đau trong các đợt tiến triển
- Phục hồi chức năng vận động của khớp
- Hạn chế và ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp
- Xem xét kỹ để tránh các tác dụng xấu từ thuốc điều trị.
Cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối cũng đạt được những kết quả mới. Và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đã được chứng minh là an toàn nhất, hiệu quả nhất, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đau và đảm bảo hiệu quả lâu dài. Huyết tương giàu tiểu cầu sẽ được chiết tách trực tiếp từ chính máu của bệnh nhân, do đó phương pháp này đạt độ an toàn cao, cũng như quá trình điều trị nhẹ nhàng.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net