Phát huy vai trò của các ban ngành, đoàn thể trong công tác Dân số - KHHGĐ ở Bình Phước.

Thời gian qua, công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực và nổi bật đó là: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm hàng năm, tỷ lệ chấp nhận BPTT hiện đại ngày càng tăng, chất lượng dân số được nâng lên đáng kể, nhận thức của đại bộ phận nhân dân về thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ có nhiều chuyển biến tích cực. Trong những kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của các ban ngành, tổ chức đoàn thể từ xã đến xóm. Với mục tiêu xây dựng gia đình ít con (2 con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, các ban ngành đoàn thể các cấp đã vào cuộc một cách tích cực và có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, xem công tác Dân số-KHHGĐ đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các ban ngành đoàn thể từ xã đến xóm.
Phát huy vai trò của các ban ngành, đoàn thể trong công tác Dân số - KHHGĐ ở Bình Phước.

          Từ việc nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác Dân số-KHHGĐ đối với hội viên. Các ban ngành đoàn thể đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phối hợp tổ chức thực hiện; phát huy vai trò trách nhiệm của các ban ngành trong tham mưu, chỉ đạo, tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong tổ chức cơ sở Hội về các nội dung của công tác Dân số-KHHGĐ. Đặc biệt, những năm trở lại đây chương trình phối hợp giữa BCĐ công tác dân số-KHHGĐ với các ban ngành đoàn thể được cụ thể hóa về nội dung và trách nhiệm hoạt động nên hiệu quả công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn rõ nét hơn. Các ban ngành đoàn thể đã chủ động đưa tiêu chí chi hội cơ sở không có người sinh con thứ 3 trở lên vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm của các cấp hội; tổ chức sơ kết, tổng kết và biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt công tác Dân số- KHHGĐ. Phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ các xã, tổ chức có hiệu quả nhiều hoạt động tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên; vận động hội viên, đoàn viên ký cam kết thực hiện chính sách Dân số- KHHGĐ; tổ chức các hội thi, sinh hoạt các câu lạc bộ theo chuyên đề, với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng như: mít tinh, hội thi, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn cộng đồng...Nhờ đó đã góp phần từng bước thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên nói riêng và các tầng lớp nhân dân về Dân số/ SKSS/KHHGĐ nói chung.

 
 
 

Các vấn đề Dân số-KHHGĐ liên quan đến hội viên như: Tỷ lệ tử vong bà mẹ mang thai và khi sinh; SKSS bị đe dọa do đẻ nhiều, đẻ dày, tình trạng nạo phá thai, nhất là đối với lứa tuổi vị thành niên; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... được các cấp Hội phối hợp với BCĐ công tác Dân số - KHHGĐ triển khai các biện pháp truyền thông kịp thời, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song song với công tác truyền thông chuyển đổi hành vi việc xây dựng các câu lạc bộ, mô hình lồng ghép dân số và phát triển được các ban ngành quan tâm chú trọng, đặc biệt là hội liên hiệp phụ nữ. Thông qua hoạt động đã làm chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, nhất là việc vận động nam giới cùng tham gia trao đổi và chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chính sách Dân số- KHHGĐ.
          Tuy vậy, điều cần quan tâm nhất hiện nay để thực hiện tốt chính sách Dân số-KHHGĐ thì nam giới đóng vai trò hết sức quan trọng;  quan tâm đến thực hiện các hoạt động chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; Phát hiện, can thiệp sớm tật bệnh ở thai nhi và sơ sinh …..cũng như việc chú ý chăm sóc SKSS cho bản thân người phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp hội và từng hội viên.
          Vai trò của các ban ngành đoàn thể có ý nghĩa rất lớn trong thành công của công tác Dân số-KHHGĐ. Vì vậy,  để tiếp tục phát huy vai trò của các cấp hội đối với công tác Dân số-KHHGĐ trong thời gian tới cần tập trung một số nhiệm vụ sau:
          1. Đẩy mạnh công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức cho hội viên về chủ trương chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác Dân số-KHHGĐ; các nội dung của truyền thông chuyển đổi hành vi bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú .
          2. Thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa BCĐ công tác Dân số- KHHGĐ với các ban ngành đoàn thể trong toàn tỉnh.
 Hy vọng rằng thời gian tới cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa BCĐ công tác Dân số-KHHGĐ với các ban ngành đoàn thể, công tác Dân số-KHHGĐ ở Hưng Tây sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn nữa nhằm tiến tới xây dựng “ gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và phát triển bền vững”
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD