PHỤ NỮ: NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP KHI MANG THAI SAU TUỔI 30

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật nên việc các bà mẹ “vượt cạn” trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người mẹ mang thai ở độ tuổi ngoài 30, có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: tiền sản giật, tăng huyết áp, tiểu đường. Đặc biệt, tỉ lệ trẻ sinh ra từ những bà mẹ ở độ tuổi này bị dị tật cũng tăng cao hơn so với những phụ nữ đang trong dộ tuổi sinh đẻ.
Phụ nữ lớn tuổi sinh con, con sinh ra rất dễ gặp “vấn đề”, trong đó hay gặp nhất là hội chứng Down. Nguyên nhân là do tuổi tác làm cho các  nhiễm sắc thể ở trứng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng Down. Ngoài ra còn có thể gặp một số bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa. Trẻ bị Down thường có các biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng như: Mũi nhỏ, sống mũi thấp. Đôi tai nhỏ, dị thường, kém mềm mại. Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón thứ hai rộng, lưỡi thường quá to so với miệng v.v...Ngoài ra còn có thể gặp một số bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa.
          Ngoài những đặc điểm trên, một nửa số trẻ bị Down có những khuyết tật tim bẩm sinh. Trẻ cũng dễ mắc bệnh hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hóa sớm và ung thư máu ở tuổi ấu thơ. Trẻ bị hội chứng Down thường dễ bị thừa cân, dù đã theo một chế độ ăn có kiểm soát, có thể tập luyện thường xuyên để giảm cân. Trẻ trong tình trạng chậm phát triển tâm thần từ thể nhẹ đến thể vừa. Trẻ cũng dễ còi cọc, kém phát triển hơn trẻ bình thường.
            Người phụ nữ sinh sau 30 tuổi, đều không thuận lợi về tâm, sinh lý cho cả sản phụ và thai nhi. Với những phụ nữ sinh nở lần thứ nhất khi đã trên 30 tuổi cần lưu ý thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện dị tật và những biến chứng có thể gặp phải. Việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước và trong thời gian mang thai, sẽ giúp giảm được phần nào những nguy cơ nêu trên.
          Các bác sĩ còn nhấn mạnh rằng, nếu phụ nữ muốn sinh con muộn, quan trọng nhất là phải bảo vệ được khả năng sinh sản. Đối với nam không được hút thuốc lá, giữ cơ thể ở mức độ cân nặng vừa phải và phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Người mẹ cần tiến hành tầm soát dị tật, hội chứng Down trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tốt nhất nên sinh ở độ tuổi sinh lý tưởng là 25. Và khoảng cách tốt nhất để sinh con thứ 2 là 5 năm, vì khi đó người mẹ mới đủ thời gian để phục hồi hoàn toàn cơ thể.

          Những phụ nữ sinh muộn còn mắc nhiều nguy cơ: gần 15% phụ nữ bị sảy thai trên 30 tuổi, tỷ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỷ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm. Người mẹ bị tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu hay co giật khi chuyển dạ. Bệnh cũng khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai bị chết lưu.
Rất may là vẫn còn đôi điều để an ủi những phụ nữ này. Nghiên cứu cho thấy, họ được bảo vệ chút ít khỏi bệnh nhiễm trùng tiết niệu. Có vẻ như mật độ xương của họ cũng tốt hơn so với những người sinh con sớm.
          Hiện nay, có một loạt các xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai sau 30 tuổi để có thể xác định tương đối chính xác nguy cơ thai nhi có nhiễm sắc thể bất thường. Xét nghiệm mới nhất được gọi là xét nghiệm Nuchal. Xét nghiệm này sẽ đo độ dày sau gáy của thai nhi bằng cách siêu âm khi thai nhi từ 10 – 14 tuần tuổi. Ngoài ra, còn có một xét nghiệm máu gọi là alpha fetoprotein (AFP). Xét nghiệm này có thể kiểm tra được những bất thường ở giai đoạn sau của thai kì.
            Có một lưu ý rằng 15% phụ nữ mang thai sau 30 tuổi phải sinh mổ. Mặc dù sinh con sau tuổi 30 có rất nhiều rủi ro đối với thai nhi, nhưng lại có một số lợi ích dành cho phụ nữ khi mang thai sau 30 tuổi. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư nội mạc tử cung sẽ giảm 44% đối với phụ nữ mang thai sau 30 tuổi. Đặc biệt, khi sinh con sau 30 tuổi, bé sẽ được bú sữa mẹ lâu hơn.
          Phụ nữ trong độ tuổi này quan trọng nhất là phải bảo vệ được khả năng sinh sản. Không được hút thuốc lá, giữ cơ thể ở mức độ cân nặng vừa phải và phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Người mẹ cần tiến hành tầm soát dị tật, hội chứng Down trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tốt nhất  độ tuổi sinh lý tưởng là 25 tuổi. Và khoảng cách tốt nhất để sinh con thứ 2 là 5 năm, vì khi đó người mẹ mới đủ thời gian để phục hồi hoàn toàn cơ thể.

Tác giả bài viết: Hồng Quế

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD