KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

Mất cân bàng giới tính khi sinh (MCBGTKS) xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Từ năm 2006 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của nước ta luôn ở mức trên 110, đã được đặc biệt quan tâm tại các diền đàn Ọuốc hội, Chính phú và cộng đồng xã hội. Các nhà khoa học trong và ngoài nước dự báo, tỷ sổ này còn tiếp tục tăng lên. TSGTKS được tính bằng số trẻ em trai so với số trẻ em gái sinh ra sống trong cùng một khoảng thời gian, thường được tính trong vòng một năm. Tỷ số này trong khoảng 103 đến 106 trẻ em trai so với 100 trẻ em gái được coi là mức cân bằng hay còn gọi là mức sinh học tự nhiên. Tỷ số này nằm ngoài khoảng trên là MCBGTKS.
MCBGTKS sẽ dần đến tình trạng “thừa nam thiếu nữ” trong tương lai, làm biến đối các chỉ số nhân khẩu học, tác động tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, xã hội, đến an ninh trật tự, an toàn xâ hội và sẽ trở thành thảm họa đối với dân tộc và sự phát triển bền vừng quốc gia, nếu không được can thiệp kịp thời.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chỉ đạo kiểm soát tình trạng MCBGTKS. Pháp lệnh Dân số 2003 quy định nghiêm cấm tất cả các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi. Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11 /2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có vi phạm hành chính về dân số, Nghị định quy định các hành vi vi phạm và các mức xử phạt cho các hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến MCBGTKS. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua đã khẳng định việc đảo bảo cân bằng giới tính là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới. Tỉnh Bình Phước cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Trong thời gian qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND, trực tiếp là Sở Y Tế, ngành Dân số đã triển khai nhiều hoạt động can thiệp nhàm từng bước khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS và đã có kết quả bước đầu. Tốc độ gia tăng Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) từ 1,15 điểm phần trăm/năm giai đoạn 2006-2008 xuống còn 0,8 điếm phần trăm/năm giai đoạn 2009-2013. Tuy nhiên, do tính chất khó khăn và phức tạp của việc kiểm soát MCBGTKS trong bối cảnh cùa một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nẻ của các giá trị nho giáo, nhận thức của nhân dân còn hạn chê, các vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng lan rộng, tinh vi, những biện pháp can thiệp chưa đú mạnh, thiếu đồng bộ. Một sổ cấp ủy, chính quyền các cấp đà vào cuộc nhưng chưa tạo bước đột phá, đây đó vẫn còn có sự xem nhẹ, chưa thực sự quan tâm và chưa thấy hết hệ luỵ của vẩn đề MCBGTKS đối với toàn xã hội nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng; sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế. Qua nhiều năm thực hiện công tác dân sổ cho thấy, ở nơi nào có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền thì ờ đó công tác dân sô đạt hiệu quả cao. MCBGTKS có nguyên nhân tông hợp từ các yếu tổ vãn hóa xã hội, kinh tế và là một vấn đề liên quan đến phong tục, tập quán cùa người dân đã có từ hàng ngàn năm. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này trước hết đòi hòi phải có sự cam kết chính trị mạnh mẽ, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm chỉ đạo sát sao cùa cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể cũng như của toàn xã hội.
Hiện tượng MCBGTKS bắt đầu xảy ra ở một sổ nước có truyền thống ưa thích con trai thuộc các khu vực Đông Á, Nam Á, Trung Á và Bac Phi từ những năm cuối của thập kỷ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Các quốc gia trên thế giới đã và đang phải đối mặt với vấn đề MCBGTKS như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Albania, Armenia, Azerbaijan, Georgia... Tại Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê, TSGTKS của Việt Nam năm 1999 là 107. Điều tra biến động DS-KHHGĐ hàng năm của Tổng cục Thống kê cho thấy: năm 2006, TSGTKS cúa nước ta là 109,8 nam/100 nữ, vấn đề MCBGTKS trở nên “Nóng” và thực sự thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội. Trong những năm gần đây, TSGTKS vẫn tiếp tục tăng và ờ mức cao (năm 2009 TSGTKS là 110,5; năm 2010 là 111,2; năm 2011 là 111,9; năm 2012 là 112,3; năm 2013 là 113,8, năm 2014 là 112,2). Các nhà nhân khẩu học trong và ngoài nước đều dự báo, TSGTKS của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
MCBGTKS ờ Việt Nam tuy xuất hiện muộn hơn một số nước khác nhưng có những đặc điểm riêng biệt khiến cho TSGTKS ngày càng cao và tình trạng mất cân bằng ngày càng nghiêm trọng:
TSGTKS ở mức cao, tăng nhanh và ngày càng lan rộng: TSGTKS cúa Việt Nam từ năm 2006 đến nay luôn ỡ mức trên 110, liên tục tăng và được dự báo sê còn tiếp tục tăng lên. MCBGTKS xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhắt, đặc biệt cao ờ lần sinh thứ 3 trở lên: Kết quả Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2011 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tất cả các lẩn sinh, TSGTKS cùa Việt Nam đều ờ mức cao và đều mất cân bằng: Lần sinh thứ nhất: 109,7; Lần thứ hai: 111,9 và lân thứ 3 trở lên rất cao: 119,7. TSGTKS cao ở ngay từ lần thứ nhất cho thấy khát vọng có con trai là rất mãnh liệt và các bà mẹ đã sớm lựa chọn giới tính của con ngay từ lần mang thai đầu tiên. Điều này khác với các nước, thường có TSGTKS cao ở lần sinh cuối.
Mức độ MCBGTKS cao hơn nhiều ờ nhng cp vợ chồng có trình độ học vn cao, tình trạng kinh tế gia đình khá giả. TSGTKS thấp nhất (107) ờ các bà mẹ không biết chữ và tăng dần theo trình độ học vấn, lên đến 114 ở những bà mẹ có trình độ cao đẳng trờ lên; ở 3 nhóm dân cư giàu nhất, TSGTKS là 112 trong khi đó nhóm dân cư nghèo nhất tỷ sổ này là 105. Tình trạng này cho thấy vấn đề MCBGTKS có nguy cơ ngày càng lan rộng trong cộng đồng.
Tại tỉnh Bình Phước với bảng thống kê dưới đây:
Năm Tổng P
(người)
Pnam
(người)
Tỷ lệ nam
(%)
Pnữ
(người)
Tỷ lệ nữ
(%)
Tỷ số giới tính khi sinh
2006 833.164 421.744 50,62 411.420 49,38 116/100
2007 848.330 428.215 50,48 420.115 49,52 109/100
2008 584.897 296.402 50,68 288.495 49,32 112/100
2009 629.835 317.937 50,48 311.898 49,52 111/100
2010 668.230 336.500 50,36 331.730 49,64 104/100
2011 803.116 402.021 50,06 401.095 49,94 109/100
2012 844.875 422.983 50,06 421.892 49,94 111/100
2013 882.424 441.508 50,03 440.916 49,97 107/100
2014 932.936 466.105 49,96 466.831 50,04 112/100
2015 959.923 479202 49,92 480.721 50,08 111/100
Nhìn vào bảng thống kê ta dễ dàng nhận ra rằng sự mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ trong tổng số dân tại tỉnh Bình Phước từ năm 2006 - 2015 đã dần bị thu hẹp về khoảng cách. Chênh lệch giữa nam và nữ trong tổng số dân đã tiến dần về tỷ số 50 nam : 50 nữ. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Một tỉnh được xem là cân bằng giới tính khi sinh ở trẻ em khi tỷ số giới tính đạt 103 - 107 trẻ nam/ 100 trẻ nữ. Chính vì vậy, bảng số liệu đã chỉ rõ là tỉnh Bình Phước đang đứng trước vấn đề mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng và đang có xu hướng diễn ra ngày càng phức tạp. Bình quân năm 2006, cứ 100 cháu nữ ra đời thì có tới 116 cháu nam cũng được sinh ra, đến năm 2008 tỷ số giới tính giảm xuống còn 112 nam/100 nữ, đến năm 2009 còn 111 nam/100 nữ, năm 2014 lại tăng lên 112 nam/100 nữ  và năm 2015 giảm xuống còn 111 nam/100 nữ. tuy nhiên, với mức tỷ số giới tính khi sinh như hiện nay, thì Bình Phước đang có xu hướng diễn biến phức tạp về tỷ số này. Hiện tại năm 2016 lại tăng lên 112 trẻ nam/100 trẻ nữ.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hoá truyền thống, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông dường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. Trong nền văn hoá đó, tâm lý ưa thích con trai trở nên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ với các quan niệm như có con trai mới được xem là đã có con - “nht nam viết hữu, thập nữ viết vô”, không có con trai là tuyệt tự. Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, và trở thành một phần của nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng MCBGTKS.
Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai. Vì vậy, họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh đế đáp ứng được cả 2 mục tiêu trên. Do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình: Ở một số vùng kinh tế xã hội, nhiều công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành nghề đòi hỏi sức lao động cơ bắp của con trai; con trai là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. Do chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo, hiện nay trên 80% dân số Bình Phước còn sống ở nông thôn, hầu hết không có lương hưu khi về già, họ cần sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ sẽ cảm thấy lo lắng và rất không an tâm cho tương lai khi chưa có con trai. Chính sách ưu tiên đối với nữ giới cũng chưa thật thòa đáng.
          Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như: Áp dụng ngay từ trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn,...); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thẻ Y,...); hoặc khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối,...) để chẩn đoán giới tính, nếu thai nhi là trai thì họ để lại, nếu thai nhi là gái thì bỏ đi...
Tình trạng gia tăng TSGTKS sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị,... khi các nam nữ thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Các nhà nghiên cứu dự báo rằng, trong tương lai, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ. Trước hết, tình trạng “dư thừa” nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn. Việc gia tăng TSGTKS không những không cải thiện được vị thế của người phụ nử mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới như: nhiều phụ nử phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nử sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng,... Tỉnh Bình Phước cũng không nằm ngoài các vấn đề nêu trên. Vì thế, TSGTKS được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới.
Để từng bước khổng chế tốc độ gia tăng TSGTKS, tiến tới đưa tỷ sổ này trở lại mức cân bằng tự nhiên càng sớm càng tốt là một yêu cầu cấp thiết. Điều đó đòi hỏi cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, ngay từ bây giờ, sự cam kết vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm chỉ đạo sâu xác của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, sự chung tay vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và thiết thực hơn cả là từ chính các cặp vợ chồng.
Việc thực hiện kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, từng bước khổng chế tốc độ gia tăng TSGTKS, tiến tới đưa tỷ sổ này trở lại mức cân bằng tự nhiên là một vấn đề rất khó thực hiện vì phải thay đổi cả một hệ thống tư tưởng trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông dường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. Trong nền văn hoá đó, tâm lý ưa thích con trai trở nên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ với các quan niệm như có con trai mới được xem là đã có con - “nht nam viết hữu, thập nữ viết vô”, không có con trai là tuyệt tự. Tuy nhiên khó không phải không thực hiện mà giải pháp trước mắt là tăng cường công tác truyền thông chuyển đổi hành vi từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng, tiến tới thay đổi những tư tưởng đã nêu trên. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế liên quan đến chẩn đoán thai nhi về việc thực hiện Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11 /2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có vi phạm hành chính về dân số, Nghị định quy định các hành vi vi phạm và các mức xử phạt cho các hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.
Một giải pháp không thể thiếu đó là cần có cái nhìn thật rõ ràng, cụ thể về tầm quan trọng của việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở đó đầu tư nguồn lực đủ mạnh để thực hiện các hoạt động nhằm làm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh./.

Tác giả bài viết: Trung Tá

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD