Gia đình hạnh phúc là đòn bẩy phát triển xã hội

Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội được hòa nhâp và tiếp biến nền văn hóa văn minh và hiện đại . Nên điều kiện sống của các gia đình đã được cải thiện đáng kể, gia đình đã có những điều kiện cơ bản để thực hiện chức năng của mình. Những thành tựu của công tác gia đình đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Gia đình hạnh phúc là đòn bẩy phát triển xã hội
Năm 2015, cả nước có 19 triệu gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa trong tổng số 22 triệu gia đình, đạt 85,03%, tăng 2% so với năm 2014. Theo thống kê Phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước), năm 2010, toàn tỉnh có 18% khu dân cư được công nhận văn hóa, 92% gia đình được công nhận văn hóa. Năm 2014, toàn tỉnh có 50% khu dân cư được công nhận văn hóa, 91,4% gia đình được công nhận gia đình văn hóa.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX), các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cần tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp mà Chỉ thị đã đề ra. Đổi mới nội dung và giải pháp truyền thông về gia đình, nâng cao hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, cùng các kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình là niềm hạnh phúc gia đình là yêu thương và chia sẻ. Giáo dục những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình “5 không, 3 sạch” trong đó có tiêu chí không sinh con thứ 3 hỗ trợ gia đình có hiệu quả; phê phán những biểu hiện không đúng, không lành mạnh trong cuộc sống gia đình. Chú trọng ngăn ngừa thông tin và sản phẩm văn hóa xấu bên ngoài tác động vào gia đình. Thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và tạo điều kiện để gia đình chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi, ổn định cuộc sống. Tập trung nguồn lực, thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp, mở rộng chính sách khuyến khích để phát triển kinh tế gia đình ở vùng sâu, vùng xa. Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, quan hệ tình dục và hôn nhân đồng giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, xâm hại tình dục trẻ em, tảo hôn, bất bình đẳng giới trong gia đình.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về xây dựng gia đình ở một số nơi còn thiếu quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác truyền thông, vận động chưa được thực hiện thường xuyên. Nội dung và hình thức tuyên truyền chưa hấp dẫn, hiệu quả đối với người dân, trong đó vai trò nhận thức về yếu tố gia đình. Tư tưởng trọng nam vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình, kể cả ở trung tâm đô thị. Tình trạng kết hôn không đăng ký, tảo hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân tuy có giảm nhưng không đáng kể. Tình trạng bạo lực gia đình và ly thân, ly hôn có chiều hướng gia tăng. Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình tại cơ sở còn thiếu, không ổn định, chuyên môn hạn chế. Nguồn lực đầu tư cho công tác này còn hạn hẹp, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian tới công tác xây dựng gia đình cần chú trọng nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác xây dựng và phát triển gia đình, gắn với việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, quan tâm hơn nữa đến các gia đình chính sách, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh công tác truyền thông  giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức người dân về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, cần kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực gia đình; vận động xã hội đấu tranh, phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm, bạo lực trong gia đình; chủ động kiểm soát và giải quyết tốt những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bất bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh; kịp thời biểu dương, khen thưởng những gia đình điển hình, những địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác gia đình. Chính quyền các cấp cần gắn công tác gia đình với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,  trong đó gia đình không sinh con thức 3, mà trọng tâm là phong trào xây dựng gia đình văn hóa; hàng năm cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách cho hoạt động sự nghiệp gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; kiện toàn, củng cố và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác gia đình từ  tỉnh đến cơ sở việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tạo môi trường thuận lợi, vui tươi, đầm ấm để nuôi dạy con cái, phát triển sản xuất, xây dựng tổ ấm gia đình bền vững.

Tác giả bài viết: Xuân Hiệp

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD