Cô đơn - thách thức lớn nhất của người cao tuổi

Khi tuổi già ập đến, bạn bè và nhiều người thân lần lượt ra đi, hầu hết người già dễ lâm vào cảnh muốn thu mình lại, ít tiếp xúc với thế giới xung quanh. Do sa sút về thính lực và sự vận động trở nên khó khăn hơn càng khiến họ khó giao tiếp với xã hội hội. Tâm lý người già sợ cô độc và neo đơn
Để chống lại nỗi cô đơn ở người già, cần tăng cường sự tương tác của họ với xã hội

Có một thực tế là tâm lý người già rất sợ cô độc và neo đơn, họ sợ không ai quan tâm trò chuyện, họ sợ phải sống thui thủi một mình khi về già. Thứ họ cần duy nhất lúc này đó chính là có người để cùng họ tâm sự tuổi già.

Bên cạnh đó, người già thường có xu hướng không muốn kết bạn mới. Chính điều này khiến cho tỉ lệ người cao tuổi cô đơn có xu hướng cao hơn những lứa tuổi khác.

Không chỉ dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe tinh thần, tình trạng cô đơn còn liên quan chặt chẽ đến bệnh tật, thậm chí là tử vong ở người cao tuổi.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, những người già thường xuyên được người thân quan tâm sẽ có tuổi thọ cao hơn so với người ít được chia sẻ.

Người cao tuổi dễ stress hơn

Thường mọi người hay nghĩ rằng stress chỉ xảy ra ở những người trẻ, những người có cuộc sống bận rộn nhưng thực chất người già lại có tần xuất bị stress nhiều hơn cả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người già bị stress là do họ có cảm giác mình như người thừa trong gia đình và xã hội. Họ luôn nghĩ rằng mình không còn vai trò hữu ích như trước, không ai cần đến mình, đôi lúc các cụ trở nên khó tính, bảo thủ, cố chấp chính vì những suy nghĩ này khiến cho người già thường bị stress và mắc một vài bệnh lý của người cao tuổi.

Sức khỏe giảm sút

Khi tuổi càng cao cơ thể càng nhanh bị lão hóa, sức khỏe người già cũng vì thế mà giảm sút nhanh chóng. Sự suy giảm về sức khỏe cũng dẫn đến những thay đổi về tính cách nên tình trạng cảm xúc của người cao tuổi có nhiều thay đổi. Người già thường dễ xúc động dù chỉ là những chuyện rất nhỏ nhặt, đồng thời cũng bàng quan, cứng nhắc và đa nghi, ít quan tâm đến người khác vì mải chú ý quá mức đến sức khỏe và những nhu cầu của bản thân.

Đây chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giữa người già và người trẻ, đôi khi là sự cãi vã. Vì thế người thân nên quan tâm chăm sóc sức khỏe người già hơn, chú trọng đến tâm lý cũng như suy nghĩ. Để hạn chế sự căng thẳng trong cuộc sống, con cháu nên nhường nhịn và đặt mình vào vị trí của người già để cảm thông và chấp nhận những nét tính cách này. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng làm được, có được suy nghĩ tích cực này.

Người già cần được quan tâm hơn cả

Khi về già các cụ thường sống với những hoài niệm về quá khứ, những nuối tiếc về tuổi trẻ của mình. Vì lẽ đó, họ nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại và tự hào về kinh nghiệm sống đã qua. Họ muốn trở về với quá khứ để được sống với những kỉ niệm cũ của một thế giới thu hẹp. Cũng bởi vì điều này mà giới trẻ thường cho rằng ông bà của chúng ta đã cổ hủ, lỗi thời. Vô hình chung tạo ra một khoảng cách vô định giữa tuổi già và lớp trẻ.


Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net