Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng
- Thứ năm - 28/03/2024 14:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 27/3/2024, Đoàn công tác Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bình Phước do BS.CKI: Bạch Sỹ Long - Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc về công tác DS-KHHGĐ tại Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện, hiện nay Phòng Dân số - Truyền thông & giáo dục sức khỏe là 01 Phòng chuyên môn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng, Phòng được giao 04 biên chế, hiện tại có 03 biên chế đều có trình độ Đại học; Toàn huyện có 10 viên chức cấp xã. Trong đó: 07 viên chức dân số xã có trình độ Đại học gồm: Phú Riềng, Bù Nho, Long Hà, Long Bình, Long Tân, Bình Tân, Bình Sơn; còn lại 03 xã: Phú Trung, Long Hưng, Phước Tân là viên chức Nữ hộ sinh thực hiện công tác DS-KHHGĐ; Trung tâm đã hoàn thành việc kiện toàn và ký hợp đồng trách nhiệm đối với 131/132 CTV thôn/ấp để thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND, ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh Bình Phước về quy định số lượng và mức chi bồi dưỡng đối với CTVDS thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Quyết định số 28/2023/QĐ-UBND, ngày 06/6/2023 của UBND tỉnh Bình Phước về quy trình xét chọn, hợp đồng trách nhiệm đối với CTVDS thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu cho UBND huyện Phú Riềng ban hành quyết định giao chỉ tiêu thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ năm 2024; Trung tâm Y tế huyện đã sớm xây dựng triển khai kế hoạch công tác DS-KHHGĐ năm 2024… Đồng thời xây dựng dự thảo các văn bản hướng dẫn hoạt động truyền thông phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thực hiện việc ký kết các chương trình phối hợp với các hội, ban ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở, huy động sự đồng thuận, ủng hộ cho công tác DS-KHHGĐ. Bên cạnh đó, UBND các xã đã có văn bản chỉ đạo, điều hành công tác DS-KHHGĐ tại địa phương.
Vì vậy, trong Quý I năm 2024 huyện Phú Riềng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, toàn huyện có 135 trẻ mới sinh; Triệt sản: 2; Đặt dụng cụ tử cung: 182/925 đạt 19.7%; Cấy tránh thai: 5/25 đạt 20%; Thuốc tiêm tránh thai: 240/1000 đạt 24%; Thuốc uống tránh thai: 568/2700 đạt 21%; Bao cao su: 389/1800 đạt 21.6%; Trung tâm đã cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, phương tiện tránh thai cho các Trạm Y tế xã phục vụ các đối tượng có nhu cầu đăng ký. Bên cạnh đó, công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi, đảm bảo cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai thường xuyên, công tác điều chỉnh cơ cấu dân số, quản lý điều hành, kiểm tra giám sát đã đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chưa có hướng dẫn các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ năm 2024; Nguồn kinh phí Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Phước chưa có hưỡng dẫn triển khai, thực hiện; Đội ngũ Cộng tác viên làm công tác DS-KHHGĐ tại các địa bàn thôn/ấp đã được kiện toàn và cơ bản đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa có giấy chứng nhận đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
Bác sĩ Bạch Sỹ Long - Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước kết luận: Chi cục DS-KKHGĐ tỉnh sẽ phối hợp với Trung tâm Đào tạo – Cục Dân số xây dựng nội dung các chuyên đề để mở lớp đào tạo, tập huấn cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn trình độ chuyên môn cho đội ngũ Cộng tác viên theo quy định; Tham mưu Sở Y tế có văn bản chỉ đạo, chuyển giao Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Phước cho đơn vị chủ trì. Đồng thời, Bác sĩ Bạch Sỹ Long cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới Trung tâm Y tế huyện sẽ tiếp tục thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác DS - KHHGĐ; Triển khai tốt kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030; Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh; Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nâng cao nhận thức về dân số KHHGĐ; tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ tuyến cơ sở quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024./.
Ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu cho UBND huyện Phú Riềng ban hành quyết định giao chỉ tiêu thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ năm 2024; Trung tâm Y tế huyện đã sớm xây dựng triển khai kế hoạch công tác DS-KHHGĐ năm 2024… Đồng thời xây dựng dự thảo các văn bản hướng dẫn hoạt động truyền thông phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thực hiện việc ký kết các chương trình phối hợp với các hội, ban ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở, huy động sự đồng thuận, ủng hộ cho công tác DS-KHHGĐ. Bên cạnh đó, UBND các xã đã có văn bản chỉ đạo, điều hành công tác DS-KHHGĐ tại địa phương.
Vì vậy, trong Quý I năm 2024 huyện Phú Riềng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, toàn huyện có 135 trẻ mới sinh; Triệt sản: 2; Đặt dụng cụ tử cung: 182/925 đạt 19.7%; Cấy tránh thai: 5/25 đạt 20%; Thuốc tiêm tránh thai: 240/1000 đạt 24%; Thuốc uống tránh thai: 568/2700 đạt 21%; Bao cao su: 389/1800 đạt 21.6%; Trung tâm đã cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, phương tiện tránh thai cho các Trạm Y tế xã phục vụ các đối tượng có nhu cầu đăng ký. Bên cạnh đó, công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi, đảm bảo cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai thường xuyên, công tác điều chỉnh cơ cấu dân số, quản lý điều hành, kiểm tra giám sát đã đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chưa có hướng dẫn các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ năm 2024; Nguồn kinh phí Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Phước chưa có hưỡng dẫn triển khai, thực hiện; Đội ngũ Cộng tác viên làm công tác DS-KHHGĐ tại các địa bàn thôn/ấp đã được kiện toàn và cơ bản đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa có giấy chứng nhận đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
Bác sĩ Bạch Sỹ Long - Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước kết luận: Chi cục DS-KKHGĐ tỉnh sẽ phối hợp với Trung tâm Đào tạo – Cục Dân số xây dựng nội dung các chuyên đề để mở lớp đào tạo, tập huấn cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn trình độ chuyên môn cho đội ngũ Cộng tác viên theo quy định; Tham mưu Sở Y tế có văn bản chỉ đạo, chuyển giao Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Phước cho đơn vị chủ trì. Đồng thời, Bác sĩ Bạch Sỹ Long cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới Trung tâm Y tế huyện sẽ tiếp tục thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác DS - KHHGĐ; Triển khai tốt kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030; Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh; Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nâng cao nhận thức về dân số KHHGĐ; tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ tuyến cơ sở quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024./.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền