Chất lượng dân số - tiền đề phát triển đất nước

vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) do ông Nguyễn Đức Vinh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế về công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và tai biến sản khoa trên địa bàn tỉnh.

vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) do ông Nguyễn Đức Vinh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế về công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và tai biến sản khoa trên địa bàn tỉnh.

Trong hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác dân số hiện nay, đặc biệt là chỉ rõ phương hướng: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”.
Chất lượng Dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của một quốc gia, trong những năm gần đây “Chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa vững chắc”. Có thể thấy, mặc dù chất lượng dân số những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chiều cao, cân nặng, tầm vóc, sức bền thể lực của người dân Việt Nam vẫn chưa được như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, đó là vấn đề nhận thức và tiếp cận sớm với tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cũng như hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh gần như đang còn hạn chế. Vì vậy đã có những đứa trẻ khi ra đời bị hội chứng Down, hội chứng này thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể.
Mô hình “ Tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh”; Mô hình “ Khám và Tư vấn tiền hôn nhân” và Mô hình “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, đang góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng dân số, giống nòi, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong sự nghiệp phát triển kinh tế của từng vùng, miền và cả nước, nhưng thật sự chưa hiệu quả do kinh phí dành cho các mô hình còn nhiều hạn chế, nên người dân chưa có điều kiện tiếp súc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến chất lượng dân số là việc chăm sóc người cao tuổi. Chúng ta đã có hệ thống an sinh xã hội cho trẻ em, có nhiều “nhà trẻ”, nhưng lại chưa có “nhà già” cho người già. Ngoài ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn ở tuổi vị thành niên/thanh niên cũng dẫn đến chất lượng dân số kém, do việc truyền thông chuyên biệt và dịch vụ chuyên biệt cho đối tượng đích là vị thành niên/thanh niên chưa được quan tâm đúng mức và đánh giá đầy đủ.
Bên cạnh đó mức sinh trên cả nước không có sự đồng đều, một số tỉnh phía bắc mức sinh đang có chiều hướng gia tăng, ngược lại ở một số tỉnh phía Nam mức sinh đang giảm. Mức sinh thấp là vấn đề rất đáng quan tâm, vì nếu không đủ sinh ra những thế hệ để thay thế cha mẹ trong một thời gian dài sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và làm cho quy mô dân số của một loạt nước đang ngày càng bị thu hẹp. Mức sinh thấp trong thời gian dài cũng sẽ có những tác động sâu sắc đến cơ cấu dân số. Đó là số người cao tuổi (65+) ngày càng tiếp tục tăng lên trong khi số người được sinh ra ngày càng ít đi. Cùng với những thành tựu về khoa học, những ứng dụng kỹ thuật trong y học… tuổi thọ con người ngày một gia tăng càng làm cho tỷ trọng người già trong dân số chiếm số đông. Quốc gia đó sẽ có cơ cấu dân số già, siêu già. Do mức sinh thấp, lực lượng lao động thiếu hụt, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển trong nước, chính sách nhập cư của các quốc gia này buộc phải nới lỏng.
Vì vậy, giải pháp quan trọng nhất vẫn là truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi của người dân. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư mở rộng địa bàn triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh, cho nên cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng của toàn xã hội, trong đó ngành dân số giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc nâng cao thể chất, trí tuệ của người dân, góp phần đáp ứng vào sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nược hiện nay./. 

Tác giả bài viết: Bích Tuyển

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD