CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG NĂM 2017 VỚI SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2017 diễn ra trong bối cảnh: Quá trình già hóa Dân số diễn ra ngày càng nhanh; tỷ lệ sinh con thứ 03 trở lên đang có xu hướng gia tăng, tỷ số giới tính khi sinh có diễn biến gia tăng ngày càng phức tạp, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến với người dân đang gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng y tế chưa cao, trang thiết bị còn thiếu. Đặc biệt là các đơn vị mới thành lập như huyện Phú Riềng.
Điểm cung cấp dịch vụ trong chiến dịch tăng cường
          Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhưng được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền và của Ban chỉ đạo chiến dịch các cấp nên việc thực hiện kế hoạch số 1228/KH-SYT ngày 08 tháng 6 năm 2017 đã đạt kết quả như mục tiêu đề ra.
Công tác tổ chức thực hiện được quan tâm triển khai sớm, Sở Y tế tổ chức Hội nghị triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2017 và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan phát hành văn bản chỉ đạo ngành dọc xuống cơ sở thực hiện tốt các nội dung phối hợp tuyên truyền trong chiến dịch.
Song song với các hoạt động chỉ đạo, điều hành của tuyến tỉnh các huyện, thị xã cũng đã nhanh chóng triển khai xây dựng và hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch chiến dịch và tổ chức Hội nghị triển khai chiến dịch ở cơ sở.
Năm 2017 triển khai thực hiện Chiến dịch tại 30/111 xã phường, thị trấn (chiếm 27,02%) của 8/11 huyện từ nguồn ngân sách địa phương tuyến tỉnh. Với quy mô nhỏ thì kết quả và hiệu quả chiến dịch sẽ mang lại không cao, vì vậy Chi cục Dân số- KHHGĐ đã chỉ đạo các huyện, thị xã tham mưu cho UBND hỗ trợ thêm  ngân sách địa phương để mở rộng địa bàn chiến dịch, do vậy đã có 03/11 huyện, thị xã đầu tư ngân sách của huyện để triển khai hưởng ứng chiến dịch tại một số xã/phường/thị trấn.
- Số huyện triển khai Chiến dịch năm 2017 là: 11/11 huyện, thị xã
Trong đó: + Sử dụng nguồn kinh phí tỉnh là: 08 huyện.
      + Kinh phí huyện, thị xã hỗ trợ là: 03 thị xã.
- Số xã triển khai chiến dịch là: 50 xã, phường, thị trấn.
Trong đó: + Sử dụng nguồn kinh phí tỉnh là 30 xã
                           + Kinh phí huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn hỗ trợ là: 20 xã, phường, thị trấn.
Địa điểm triển khai và cung cấp dịch vụ tại các địa bàn triển khai Chiến dịch là Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn.
Công tác tuyên truyền, vận động được xem là một hoạt động mũi nhọn của chiến dịch tăng cường và là hoạt động mang lại hiệu quả lâu dài nhất. Chính vì vậy ngay từ đầu chiến dịch, các huyện, thị xã đã chủ động triển khai hoạt động này. Ngoài các hoạt động truyền thông trước chiến dịch đã triển khai như treo băng rôn, cấp phát tờ rơi... công tác truyền thông trong chiến dịch có một số nội dung sau:
 Thực hiện treo 20 băng rôn, tuyên truyền trên các trục đường chính và các vùng lân cận thị xã Đồng Xoài và cung cấp 5.000 tờ rơi các loại trong dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, có mức sinh cao, vùng khó khăn năm 2017;
- Phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể thực hiện tuyên truyền chiến dịch và chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt nội dung này. Cụ thể như: Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh phát phóng sự về Chiến dịch tăng cường 2017; Báo Bình Phước đăng tải 02 tin, bài tuyên truyền về chiến dịch; đăng tải 02 bài viết về tình hình triển khai chiến dịch trên wed của Chi cục Dân số - KHHGĐ.
Trong Chiến dịch năm 2017 tại các điểm cung cấp dịch vụ tổ chức chiếu phim tuyên truyền, và tư vấn cho các đối tượng về lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Bên cạnh đó Chi cục Dân số- KHHGĐ phối hợp với: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn phát hành các văn bản chỉ đạo hội, đoàn các cấp phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong chiến dịch.
 * Công tác Truyền thông trực tiếp đã được các địa phương chú trọng thự hiện có hiệu quả, đây là hình thức tuyên truyền đạt kết quả cao tại tuyến cơ sở, đang được cán bộ dân số cấp xã, phường, thị trấn và đội ngũ CTV dân số triển khai thường xuyên,  không quản nắng mưa đi từng ngõ, ngõ từng nhà để tư vấn vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Tổ chức họp nhóm tại các nhà văn hóa của thôn ấp, tại đây các đối tượng sẽ được tư vấn về các chính sách của Đảng và nhà nước về công tác Dân số - KHHGĐ và lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
          Kết thúc chiến dịch tăng cường năm 2017 với kết quả đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cụ thể: Gói dịch vụ KHHGĐ đạt kết quả 192% so với chỉ tiểu kết hoạch, gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản đạt kết quả 165,34% so với chỉ tiểu kết hoạch. Cụ thể như sau:
* Gói dịch vụ KHHGĐ:
- Triệt sản: 22/40 cas đạt 55% kế hoạch.
- DCTC: 3.074/1.525 cas đạt 202% kế hoạch.
-  Thuốc tiêm: 2.142/1.413 cas đạt 152% kế hoạch.
-  Thuốc cấy: 52/63 cas đạt 83% kế hoạch.
-  Thuốc uống 5.633/2.420cas đạt 233% kế hoạch.
-  BCS: 4.514/2.567cas đạt 176% kế hoạch.
Tổng kết quả đạt được của gói phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản đạt 10.317/6.240 (đạt 165,34%), cụ thể như sau:
- Khám phụ khoa: 5.583/3.900cas đạt 143,15% kế hoạch;
- Soi tươi: 2.271/1560 cas đạt 177,3% kế hoạch;
- Làm Pas: 1.963/ 780 cas đạt 251,67% kế hoạch;
Kết quả đạt được về chỉ tiêu chuyên môn là sự nhận thức của người dân: Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ Dân số- KHHGĐ cơ sở trong công tác tuyên truyền, tư vấn đã làm cho đại bộ phận nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Dân số/SKSS/KHHGĐ đến sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội nên đã tham gia nhiệt tình trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch.
Tuy chiến dịch tăng cường diễn ra vào mùa mưa điều kiện đi lại khó khăn nhưng các gói dịch vụ đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra đây là đòn bẩy cho công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh nhà trong những năm tiếp theo./. 

Tác giả bài viết: Văn Chiến

Nguồn tin: Chi cục Dân số - KHHGD