BÌNH PHƯỚC: KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN SỐ

Sau khi Pháp lệnh dân số và Nghị định 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số ra đời. Xác định công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là với một tỉnh mới được tái lập như Bình Phước chúng ta, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh (Trước đây) phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai và quán triệt Pháp lệnh dân số và Nghị định 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt là lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, các huyện, thị xã với thành phần là các đồng chí trong thường trực huyện uỷ, thị uỷ, các đồng chí trưởng các ban Đảng, thường trực UBND và lãnh đạo các phòng ban, các cơ quan ban ngành đoàn thể ở cấp huyện.
4. Xe hoa và lực lượng khối đông tuyên truyền hưởng ứng Ngày dân số thế giới 11/7

4. Xe hoa và lực lượng khối đông tuyên truyền hưởng ứng Ngày dân số thế giới 11/7

Ở cấp xã, thành phần tham gia hội nghị triển khai Pháp lệnh dân số là lãnh đạo Đảng, chính quyền và cán bộ chuyên trách dân số gia đình và trẻ em. Tập huấn Pháp lệnh dân số cho hơn 1.000 cộng tác viên dân số cơ sở.
Ngoài công tác tổ chức hội nghị triển khai và quán triệt Pháp lệnh dân số và Nghị định 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành như: Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Tỉnh uỷ về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ chính trị về chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình; Quyết định số 103/2005/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2005 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình hành động thực hiện chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình và công tác gia đình giai đoạn 2005 - 2010; Quyết định số 60/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách khen thưởng đối với công tác dân số gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Nghị quyết số 08/2009/NQ-HĐND về việc tăng cường công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình đến năm 2010 và tâm nhìn đến năm 2015. Hàng năm ngoài nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ công tác dân số- KHHGĐ, UBND tỉnh còn dành một khoản ngân sách địa phương đối ứng cho các hoạt động này.
Ngày 27/12/2008 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 và Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số, Chi cục Dân số- KHHGĐ đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Sở tư pháp … tuyên truyền nội dung của Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số, Nghị định số 20/2010/NĐ-CP. Chi cục còn phối hợp với UBMTTQVN tỉnh  đưa chính sách dân số- KHHGĐ vào cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh dân số, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành, đoàn thể, sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ làm công tác Dân sồ- KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở mà công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh Bình Phước đã thu được những kết quả khả quan. Theo thống kê của Chi cục Dân số- KHHGĐ số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng qua từng năm: Năm 2003 là 29.686 người; năm 2004 là 35.286 người; năm 2005 là 37.031 người; năm 2006 là 44.376 người; năm 2007 là 45.260 người; năm 2008 là 49.106 người; năm 2009 là 55.087 người; năm 2010 là 66.101 người; năm 2011 là 64.630 người; năm 2012 là  63.518 người. Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số tỷ suất sinh hàng năm của chúng ta đã giảm đáng kể, năm 2003 là 2,7 con/bà mẹ thì đến năm 2012 đã giảm xuống còn 2,3 con/bà mẹ, tỷ suất sinh thô từ 23,51%o năm 2003 giảm xuống còn 19,7%o năm 2012. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cũng giảm rõ rệt năm 2003 là 16,45%; năm 2004 giảm còn 14,95% thì đến năm 2012 tỷ lệ này còn 12%, đặc biệt có những năm như năm 2010 tỷ lệ này là 10,67%; 2011 là 9,92%.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Pháp lệnh dân số, Bình Phước vẫn còn những khó khăn thách thức: Bình Phước là tỉnh có địa bàn rộng, phân bổ dân cư không đồng đều lại là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc sinh sống (41 dân tộc), số lượng di cư cao, đặc biệt là di dân tự do; Chỉ tiêu giảm sinh vẫn chứa đựng những yếu tố không bền vững như tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao, cơ cấu dân số trẻ, nhận thức của cộng đồng dân cư chưa cao nên tỷ lệ sinh con thứ 3 có giảm nhưng không bền vững và có dấu hiệu gia tăng; Bình Phước vẫn là vùng trũng về công tác Dân số- KHHGĐ là một trong 19 tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế.
Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả hơn Pháp lệnh dân số, Bình Phước tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các loại hình truyền thông và đặc biệt tập trung vào những xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có tỷ lệ sinh cao, đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên; cung cấp kịp thời dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; quan tâm xây dựng, cũng cố bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác Dân số- KHHGĐ các cấp.

Tác giả bài viết: Văn Hậu