An toàn thực phẩm ngày Tết nỗi lo của mỗi gia đình

Cứ mỗi độ tết đến, xuân về nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân càng tăng cao. Sức mua trong dịp Tết tăng từ 15-20% so với những tháng bình thường. Hiện nay các mặt hàng phục vụ Tết Kỷ Hợi 2019 đã tràn ngập thị trường và cùng với đó, không ít loại thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm bẩn và nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng lại xuất hiện.
Phát động Tháng An toàn vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
Đây cũng là thời điểm để các cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tung ra những hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng kém an toàn để đánh lừa người tiêu dùng tạo thành nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm tăng lên, nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái; mất an toàn vệ sinh thực phẩm; giá cả hỗn loạn. 

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) năm 2018, có hơn 2000 người trên cả nước bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 15 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc. Về công tác kiểm tra, xử phạt, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, xử phạt 99 công ty, đơn vị vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền lên đến gần 6 tỷ đồng. Ngoài ra, thu hồi hàng trăm giấy phép đặc biệt liên quan đến quảng cáo các sản phẩm thực phẩm. Mặc dù đã nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, song tình trạng vi phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn rất phổ biến. Trong khi đó, công tác quản lý an toàn thực phẩm vẫn chưa đủ mạnh để siết chặt thực trạng này. Mới đây nhất, báo chí đã ghi nhận hàng loạt sai phạm tại một cơ sở chuyên sản xuất bánh, mứt, kẹo, thịt hôi thối. Việc sản phẩm được sản xuất ở bất cứ chỗ nào - từ nơi chăn thả gia cầm, gia súc đến những mất vệ sinh... vi phạm về điều kiện vệ sinh, dụng cụ nhà xưởng khiến nhiều người không khỏi rùng mình khi nghĩ đến những món ăn không được bảo đảm trong ngày Tết.

Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm tươi sống, phủ tạng gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh, hóa chất, rượu pha chế từ cồn công nghiệp (ethanol), chất tẩm màu, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng quy định  đang gia tăng. Ngày nào cũng có những thông tin công an và các lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu thuốc lá ngày càng tăng. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành nỗi lo của người dân khi thị trường vẫn tràn lan thực phẩm bẩn. Năm vừa qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc tập thể nghiêm trọng, chủ yếu do nhà cung cấp chạy theo lợi nhuận, coi thường tính mạng người tiêu dùng. Mới đây dư luận xã hội lại có xôn xao việc một số đại lý kinh doanh thịt thối, bày bán rau không rõ nguồn gốc dưới mác rau an toàn đã làm cho người dân hoang mang và lo lắng đến sức khỏe. 
Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng cần nhận thức được thực phẩm bẩn và sạch. Trong những ngày tết hạn chế mua các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu, tẩm ướp hóa chất độc hại như các đồ khô, tẩm hóa chất màu, thịt lợn, bò ứ nước hay tồn dư lượng chất tăng trọng và bảo vệ thực vật, thịt gà nhập lậu kém chất lượng; bánh, mứt, giò, chả chứa các chất tạo màu, henthe, tạo ngọt, phụ gia cấm; rượu giả, bánh kẹo, mứt không có nguồn gốc xuất xứ. Vì sức khỏe của mọi người tuân thủ các biện pháp: Rửa tay và vệ sinh vật dụng ăn uống thường xuyên là thói quen tốt có khả năng ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống; Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp. Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra. Để có cái tết vui tươi, đầm ấm sum họp mọi người cần bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh, chọn lựa thực phẩm tươi ngon và bảo đảm an toàn.
Biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm và cách xử trí
Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể xử trí ở nhà bằng cách cố gắng nôn hết thức ăn đã ăn, uống nước muối pha loãng theo tỷ lệ 2 muỗng muối. Ngày tết bận rộn, rất khó để đảm bảo bữa ăn đúng thời gian như những ngày thông thường. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng sắp xếp công việc để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình. Đặc biệt, trẻ em và người lớn tuổi hệ tiêu hóa làm việc không như những người trưởng thành càng phải được chăm sóc các bữa ăn và ăn đúng giờ.
Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng thì nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn. 

Tác giả bài viết: Xuân Hiệp