Bộ trưởng Bộ Y tế: Khoảng 70 triệu người Việt sẽ được tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 - đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng, mà muốn có miễn dịch cộng đồng việc quan trọng là phải tiêm cho ít nhất khoảng 70% dân số.
Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
(Số liệu cập nhật lúc 09:44 18/06/2021) - Nguồn: Bộ Y tế
STTTỉnhCa nhiễm mới
hôm nay
Tổng ca nhiễmCa tử vong
TỔNG+818.99426
1Bắc Giang+215.0282
2TP.HCM+601.2571
3Tiền Giang+0400
4Bắc Ninh+01.4546
5Bình Dương+0320
6Lạng Sơn+01021
7Hà Tĩnh+0730
8Nghệ An+060
9Hà Nam+0480
10Hà Nội+046411
11Đà Nẵng+01581
12Vĩnh Phúc+0920
13Điện Biên+0580
14Hải Dương+0512
15Hưng Yên+0371
16Thái Bình+0210
17Long An+0110
18Hòa Bình+070
19Nam Định+060
20Thanh Hóa+050
21Phú Thọ+050
22Thừa Thiên Huế+050
23Ninh Bình+040
24Đắk Lắk+040
25Quảng Trị+030
26Quảng Nam+030
27Hải Phòng+030
28Thái Nguyên+030
29Trà Vinh+020
30Bắc Kạn+020
31Sơn La+011
32Tuyên Quang+010
33Quảng Ninh+010
34Quảng Ngãi+010
35Đồng Nai+010
36Yên Bái+010
37Bạc Liêu+010
38Gia Lai+010
39Tây Ninh+010
40Đồng Tháp+010

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh chiến dịch tiêm chủng quốc gia lần này có nhiều điểm mới và Bộ Y tế luôn đặt vấn đề an toàn tiêm chủng lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho người dân…

 

Bộ trưởng Bộ Y tế: Khoảng 70 triệu người Việt sẽ được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 - 1
 

 

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Trần Minh.

Theo đó, chiến dịch này triển khai trên quy mô tất cả các địa phương và các điểm tiêm ở tất cả các xã, phường.

Chiến dịch tiêm chủng lần này được thực hiện tại các điểm tiêm chủng đã triển khai lâu nay, nhưng khác là có thêm các điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, trường học và một số khu vực khác để đảm bảo người dân được tiếp cận vắc-xin một cách thuận lợi nhất và dễ dàng nhất.

 

Ngoài ra, chiến dịch tiêm chủng lần này có sự tham gia của tất cả các bộ, ngành.

Hiện Bộ Y tế đã phát triển Sổ sức khỏe điện tử đối với cá nhân. Theo đó, mỗi người dân khi đi tiêm chủng đều đăng ký lịch tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ chuyển tin nhắn đến người dân thông tin về địa điểm tiêm cũng như thời gian tiêm, tránh việc người dân phải xếp hàng đợi chờ tiêm.

Đồng thời, cán bộ tiêm chủng cũng sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý người được tiêm chủng thông qua hệ thống phần mềm do Bộ Y tế phát triển cùng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sổ sức khỏe điện tử này đồng bộ hóa cả kết quả tiêm chủng và thông tin về xét nghiệm. Đây cũng chính là cơ sở dữ liệu để tiến tới áp dụng hộ chiếu vắc-xin.

Ngoài ra, người dân có thể khai báo triệu chứng và những phản ứng sau tiêm để cơ quan y tế có thể quản lý và xử trí kịp thời.

Theo Bộ trưởng Y tế, mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 lần này là tiêm được cho khoảng 70 triệu người dân Việt Nam.

Hiện nay, nhiều nước đặt mục tiêu năm 2021 và năm 2022 có miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 - đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng.

Mà muốn có miễn dịch cộng đồng việc quan trọng là phải tiêm cho ít nhất khoảng 70% dân số. Đây là điều để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Chính vì thế, Bộ Y tế đã xây dựng và báo cáo Bộ Chính trị và Chính phủ về việc mua 150 triệu liều vắc-xin và triển khai chiến dịch tiêm chủng này trên quy mô toàn quốc để làm sao đảm bảo khoảng 70 triệu người dân tiếp cận được vắc-xin.

Điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở nước ta đối với các nước là sàng lọc kỹ tất cả các đối tượng tiêm. Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ thì họ sẽ được các điểm tiêm trì hoãn tiêm.

Các cơ sở tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc-xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm

Bộ Y tế cũng đã lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực để sẵn sàng trợ giúp địa phương trên toàn quốc để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Nguồn tin: Theo gia đình net