chăm sóc bà bầu chăm sóc sau sinh tai mobi army 2| tai mobi army 2| son xăm máy hút dịch |máy tạo oxy

17:46 ICT Thứ tư, 24/04/2024

Menu

Quảng cáo trái

Bo ngoai giao
vinades

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở website ?

Văn bản

Hình ảnh

Tin tức

Tổ chức

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 34

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 32


Hôm nayHôm nay : 7365

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271675

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5410786

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Bác sĩ Lê Thị Phương Mai – Giám đóc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Bà mẹ & Trẻ em tỉnh Bình Phước

DÂN SỐ - VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Dân số, chuyên mục chăm sóc Sức khỏe sinh sản (SKSS) vị Thành niên trên điạ bàn thị xã Đồng Xoài. Vừa qua Trung tâm Dân số - KHHGĐ thị xã phối hợp với Công đoàn trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su Bình phước tổ chức thành công buổi tọa đàm nói chuyện Chuyên đề về “ Sức khỏe sinh sản vị Thành niên” cho học sinh, sinh viên nhà trường. Tham dự buổi tọa đàm có sự hiện diện của thầy Lê Văn Kích-Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su; Bác sĩ Lê Thị Phượng Mai–Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Phước; Bà Phạm Thị Kim Loan – Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ thị xã Đồng Xoài; Tập thể cán bộ Giảng viên nhà trường cùng sự tham gia đông đủ của 469 em học sinh, sinh viên hệ chính quy (Trung cấp và Cao đẳng) đang theo học tại trường. Bác sĩ Lê Thị Phượng trực tiếp tham gia tọa đàm cung cấp và chia sẻ những thông tin bổ ích về vấn đề chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên tới toàn thể học sinh, sinh viên. Những nội dung chính được đề cập trao đổi trực tiếp gồm các vấn đề: Tuổi dậy thì, những điều nên và không nên làm trong tuổi dậy thì; Vấn đề Tâm sinh lý của tuổi vị Thành niên, thanh niên; Tình dục và quan hệ tình dục an toàn; Các biện pháp tránh thai an toàn; Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; Hậu quả để lại của việc quan hệ tình dục không an toàn cũng như sự thiếu hiểu biết về chăm sóc SKSS trong độ tuổi vị Thành niên, thanh niên. Trực tiếp đối thoại trao đổi trong buổi tọa đàm, được sự gợi ý của báo cáo viên các bạn học sinh, sinh viên đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc xoay quanh vấn đề tâm sinh lý tuổi dậy thì, cách phòng chống các bệnh nguy hiểm lây lan qua đường sinh dục và được báo cáo viên trực tiếp giải đáp những thắc mắc. Song song đó được cung cấp tờ rơi tuyên truyền với nội dung về chăm sóc SKSS vị Thành niên, thanh niên. Qua buổi tọa đàm, các bạn học sinh được trang bị thêm những hiểu biết cơ bản cần thiết về tuổi dậy thì và các vấn đề liên quan đến chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên. Những kiến thức sự thay đổi về mặt thể chất cũng như tinh thần, cảm xúc, kiến thức về tình dục và quan hệ tình dục an toàn, các bệnh lây lan qua đường tình dục; Vấn đề mang thai ngoài ý muốn, hệ lụy và cách giải quyết an toàn, ..thấy được tầm quan trọng cũng như những hệ quả để lại của việc quan hệ tình dục ở độ tuổi trẻ vị thành niên, thanh niên khi đang là học sinh, sinh viên. Đó chính là sự chuẩn bị tốt nhất, những điều kiện cần và đủ cho tương lai khi các em thực sự trưởng thành. Góp phần từng bước vào việc nâng cao chất lượng Dân số. Đây thực sự là một trong những hoạt động có ý nghĩa về mặt chuyên môn, nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông Dân số trên địa bàn thị xã Đồng Xoài. Tiếp tục nhân rộng mô hình truyền thông bề nổi đối với học sinh, sinh viên hiện đang theo học tại các trường THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng ... đặt trên địa bàn để ngành Dân số - KHHGĐ thị xã từng bước nâng cao chất lượng Dân số thị xã Đồng Xoài nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung đi vào cuộc sống. Ngành Dân số cùng với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thị xã Đồng Xoài phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Kinh tế - Văn hóa – Xã hội năm 2017 đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đây là hoạt động góp phần mang tính chất giáo dục cao đối với vị thành niên, thanh niên về vấn đề SKSS/KHHGĐ.

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Đồng Phú tặng sữa từ thiện

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Đồng Phú tặng sữa từ thiện

Trong quá trình mang thai, uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi là rất quan trọng, chất dinh dưỡng trong sữa giúp thai nhi phát triển về thể chất và phát triển trí não sau này. Tỷ lệ chị em phụ nữ mang thai và cho con bú tại huyện Đồng Phú có hoàn cảnh khó khăn vẫn còn, nhiều chị em không có điều kiện được uống các loại sữa có nguồn dinh dưỡng cao. Chính vì vậy ngày 28/3/2017, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng tại Hà Nội cấp sữa miễn phí cho 87 chị em phụ nữ mang thai và cho con bú trên địa bàn huyện. Mỗi chị em đều được nhận 04 hộp sữa DUMEX 800g. Em Nguyễn Hồng Ngọc – xã Tân Lập chia sẻ: Gia đình em rất khó khăn, hai vợ chồng em đều không có công ăn việc làm ổn định nên khi mang thai em không có điều kiện được uống sữa đầy đủ, nay em sinh con được hơn 1 tháng và được Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện hỗ trợ sữa, em rất vui và rất cảm ơn quý cơ quan đã tạo điều kiện cho mẹ con em có thêm nguồn dinh dưỡng. Mặc dù số lượng sữa có hạn nhưng đây là nguồn hỗ trợ động viên lớn đối với những chị em còn khó khăn tại huyện Đồng Phú. Hy vọng trong thời gian tới, các đơn vị nói chung và Trung tâm Dân số-KHHGĐ Đồng Phú nói riêng sẽ có những chương trình hỗ trợ thiết thực hơn nữa đối với chị em nghèo trên địa bàn huyện.

Nói chuyện chuyên đề về CSSKSS/KHHGĐ

TUYÊN TRUYỀN TƯ VẤN CHĂM SÓC SKSS/KHHGĐ

Để cung cấp và trang bị thêm các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho các chị em phụ nữ và nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong toàn xã về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSKSS/KHHGĐ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Hội nghi triển khai công tác Dân số - KHHGĐ xã Long Hưng năm 2017

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ XÃ LONG HƯNG

Sáng ngày 26/05/2017, tại hội trường UBND xã Long Hưng, Ban Dân Số - KHHGĐ xã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Dân số năm 2017.

Ra mắt ban Chi Uỷ chi bộ nhiệm kỳ 2017 - 2020

ĐẠI HỘI CHI BỘ CHI CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ TỈNH BÌNH PHƯỚC NHIỆM KỲ 2017 - 2020

Chi bộ Chi cục Dân số- KHHGĐ thuộc Đảng bộ Sở Y tế. Chi bộ gồm có 09 đảng viên trong đó 08 đảng viên chính thức và 01 đảng viên dự bị. * Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ và tương đương: 01/09 đ/c chiếm 11,1%. Đại học: 08/09 đ/c chiếm 88,9%; * Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 02/09 đ/c chiếm 22,2%; Trung cấp: 03/09 đ/c chiếm 33,3%; Sơ cấp 4/9 đ/c chiếm 44,5%

Đ/c: Phan Thị Ánh Huyền - Trưởng ban Truyền thông và dịch vụ KHHGĐ huyện Bù Đốp tư vấn tại thị trấn Thanh Bình.

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN/KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRÁN THANH BÌNH, HUYỆN BÙ ĐỐP

Được sự chỉ đạo của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Bù Đốp và sự đồng ý của Đảng ủy, UBND thị trấn Thanh Bình, để thực hiện kế hoạch liên tịch số 01/KH-LT ngày 28/5/2017, sáng nay (ngày 09/6/2017) Ban DS-KHHGĐ phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng, Hội LHPN, Đoàn thanh niên thị trấn Thanh Bình tổ chức lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Dân số/ Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình/Sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SKSS/KHHGĐ/SLTS&SS) cho đối tượng là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đoàn viên thanh niên trên địa bàn thị trấn.

Cô Trần Thị Nguyệt cộng tác viên dân số-KHHGĐ ấp Thanh Trung, Thị trấn Thanh Bình, Huyện Bù Đốp

NGƯỜI CỘNG TÁC VIÊN TÂM HUYẾT

Sinh năm 1949 tại Nam Định, nhưng cô Trần Thị Nguyệt đã lặn lội, khăn gói cùng chồng con vào đất Bình Phước lập nghiệp từ năm 2001. Cái duyên với công tác Dân số-KHHGĐ đã đến với cô từ ngày cô còn ở ngoài Bắc từ năm 1980-2001. Rồi khi vào đây làm ăn sinh sống, cô được sự tin tưởng của bà con lối xóm, của chính quyền địa phương, sự động viên của Ban điều hành ấp và Ban DS-KHHGĐ thị trấn Thanh Bình, năm 2008 cô lại tiếp tục làm cộng tác viên dân số-KHHGĐ, kiêm y tế thôn bản tại ấp Thanh Trung, thị trấn Thanh Bình, Bù Đốp.

CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ Ở HUYỆN BÙ ĐĂNG

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bù Đăng có tổng số biên chế là 22 người trong đó tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện là 05 biên chế và 01 hợp đồng theo Nghị định 68 của Chính phủ, về trình độ chuyên môn đại học là 05 người, cao đẳng là 01 người. Viên chức Dân số các xã, thị trấn có 16 người trình độ chuyên môn đa số là trung cấp. Mạng lưới cộng tác viên dân số có 252 người, phủ khắp các địa bàn thôn ấp.

Hội nghị sơ kết công tác DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm  và triển khai chiến dịch năm 2017

UBND HUYỆN BÙ ĐỐP TỔ CHỨC SƠ KẾT CÔNG TÁC DÂN SỐ-KHHGĐ VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH NĂM 2017

Ngày 06/7/2017, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác Dân số-KHHGĐ huyện Bù Đốp tổ chức hội nghị sơ kết công tác Dân số-KHHGĐ 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 và triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGD đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn năm 2017 (chiến dịch 2017). Chủ trì hội nghị là đồng chí Nguyễn Văn Thịnh - Phó CT UBND, Trưởng ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ huyện. Tham dự hội nghị có 11 đồng chí trưởng, phó đầu ngành các cơ quan, đơn vị thành viên BCĐ công tác Dân sô-KHHGĐ huyện và phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

SỰ NGUY HIỂM CỦA TIỀN SẢN GIẬT Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, tiền sản giật xuất hiện càng sớm và càng nghiêm trọng thì mẹ và bé càng có nhiều rủi ro. Tiền sản giật có thể yêu cầu khởi phát chuyển dạ và hạ sinh để giải quyết tình hình. Sinh mổ không phải là luôn luôn cần thiết trong những trường hợp này. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên mổ lấy thai nếu việc chuyển dạ là khó khăn do tuổi thai của em bé. Tuổi thai càng nhỏ, khởi phát chuyển dạ càng khó.

CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI - GIẢI PHÁP CHO SỰ GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

Già hóa dân số là điều tất yếu xẩy ra ở hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Già hóa dân số với tỷ lệ và số lượng người cao tuổi tăng nhanh là thành tựu quan trọng của việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhưng già hóa dân số cũng mang đến những thách thức lớn đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có hệ thống y tế.

THỰC TRẠNG NẠO PHÁ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Vị thành niên một giai đoạn ngắn ngủi nhưng lại hết sức quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Đó là giai đoạn chuyển tiếp giữa con người với tư cách là trẻ thơ cần được bảo vệ chăm sóc và giáo dục sang con người với tư cách là những công dân trưởng thành có thể chịu trách nhiệm trước xã hội và luật pháp về mọi hành vi của mình.

Hội nghị triển khai Chiến dịch

BÌNH PHƯỚC TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG

Thực hiện kế hoạch số 1228/SYT, ngày 08/6/2017 của Sở Y tế về việc tổ chức triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2017.

XÃ PHÚ TRUNG HUYỆN PHÚ RIỀNG TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG NĂM 2017.

XÃ PHÚ TRUNG HUYỆN PHÚ RIỀNG TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG NĂM 2017.

Chiều ngày 14/7/2017, tại Hội trường UBND xã Phú Trung, Ban Dân số - KHHGĐ xã Phú Trung tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn trên địa bàn xã năm 2017.

KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

Mất cân bàng giới tính khi sinh (MCBGTKS) xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Từ năm 2006 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của nước ta luôn ở mức trên 110, đã được đặc biệt quan tâm tại các diền đàn Ọuốc hội, Chính phú và cộng đồng xã hội. Các nhà khoa học trong và ngoài nước dự báo, tỷ sổ này còn tiếp tục tăng lên. TSGTKS được tính bằng số trẻ em trai so với số trẻ em gái sinh ra sống trong cùng một khoảng thời gian, thường được tính trong vòng một năm. Tỷ số này trong khoảng 103 đến 106 trẻ em trai so với 100 trẻ em gái được coi là mức cân bằng hay còn gọi là mức sinh học tự nhiên. Tỷ số này nằm ngoài khoảng trên là MCBGTKS.

Đoàn công tác Tổng cục DS/KHHGĐ làm việc tại Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Phú Riềng

ĐOÀN CÔNG TÁC TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM DÂN SỐ - KHHGĐ PHÚ RIỀNG

Ngày 8/8/2017, Đoàn công tác Trung ương Tổng cục Dân số - KHHGĐ do ông Hồ Chí Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ làm trưởng đoàn, thực hiện giám sát việc thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017 và nhiệm vụ triển khai thực hiện Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn xã Phú Riềng huyện Phú Riềng năm 2017.

Tổng cục Dân số - KHHGĐ làm việc tại tỉnh Bình Phước

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngày 08/8/2017 đoàn công tác của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, do Ông Hồ Chí Hùng phó tổng cục trưởng làm trưởng đoàn cùng các thành viên đoàn là các vụ Tổ chức cán bộ, vụ Kế hoạch – Tài chính, vụ Thanh tra..... tham dự buổi làm việc về phía địa phương có Tiến sỹ - Bác sỹ Quách Ái Đức phó giám đốc Sở Y Tế, đại diện phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch – Tài chính của Sở Y Tế, Bác sỹ Bạch Sỹ Long chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ cùng các phòng chuyên môn của chi cục.

Hội nghị tổng kết chiến dịch huyện Phú Riềng

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ RIỀNG NĂM 2017.

Ngày 28/8/2017, tại Hội trường UBND huyện, Ban chỉ đạo Chiến dịch huyện Phú Riềng, tổ chức Hội nghị tổng kết Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động và lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn trên địa bàn huyện năm 2017 (Gọi tắt là Chiến dịch).

Điểm cung cấp dịch vụ trong chiến dịch tăng cường

HUYỆN CHƠN THÀNH THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG NĂM 2017

Chiến dịch tăng cường Truyền thông, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao năm 2017 trên địa bàn huyện Chơn Thành, là một hoạt động đem lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch trong công tác Dân số của địa phương.

Điểm cung cấp dịch vụ trong chiến dịch tăng cường

CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG NĂM 2017 VỚI SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2017 diễn ra trong bối cảnh: Quá trình già hóa Dân số diễn ra ngày càng nhanh; tỷ lệ sinh con thứ 03 trở lên đang có xu hướng gia tăng, tỷ số giới tính khi sinh có diễn biến gia tăng ngày càng phức tạp, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến với người dân đang gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng y tế chưa cao, trang thiết bị còn thiếu. Đặc biệt là các đơn vị mới thành lập như huyện Phú Riềng.


Các tin khác

  Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 27, 28, 29  Trang sau 

loa bmb

Lịch sử Việt Nam | Vách ngăn vệ sinh | Vách ngăn vệ sinh compact |