Đang truy cập : 12
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 11
Hôm nay : 1796
Tháng hiện tại : 16448
Tổng lượt truy cập : 7188739
Phytoestrogen (hay estrogen thực vật) là những chất có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen trong cơ thể phụ nữ và có đặc tính giống estrogen. Từ phytoestrogen xuất phát từ tiếng Hy Lạp "phyto" hay thực vật và "estrogen", hormone gây ra khả năng sinh sản ở tất cả các loài động vật có vú cái.
Ở trạng thái tự nhiên, phytoestrogen tồn tại trong thực vật như một biện pháp phòng vệ tự nhiên chống lại động vật ăn cỏ. Thực vật tiết ra các hormone này để điều chỉnh khả năng sinh sản của động vật có thể ăn chúng để giảm các cuộc tấn công tiếp theo.
Phytoestrogen "bắt chước" estrogen và ảnh hưởng đến cơ thể bằng cách bám vào các thụ thể estrogen. Vì estrogen là một trong những hormone giảm trong thời kỳ mãn kinh nên các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa phytoestrogen được coi là có tác dụng hỗ trợ bổ sung một phần lượng estrogen đã mất.
Nghiên cứu về chế độ ăn giàu phytoestrogen đã được thực hiện ở động vật và ở người. Một số nhà nghiên cứu lưu ý cần có nhiều nghiên cứu hơn ở người để xác định tác động của phytoestrogen đối với hormone. Tuy nhiên, một số khác cho rằng phytoestrogen có thể hỗ trợ hệ thống sinh sản khỏe mạnh, sức khỏe tim và hệ miễn dịch.
Đã có nghiên cứu cho thấy phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể giảm đáng kể các cơn bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tình dục và các triệu chứng trầm cảm khi áp dụng chế độ ăn giàu phytoestrogen.
Phytoestrogen được tìm thấy trong thực phẩm dưới hai nhóm chính: isoflavone và lignan. Loại hợp chất phytoestrogen được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất là isoflavone, thường được gọi là isoflavone đậu nành vì nó hầu hết đều có trong đậu nành.
Một số nghiên cứu về những người ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành, đặc biệt là người dân ở châu Á cho thấy, ăn đậu nành có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương.
Đậu nành là nguồn cung cấp protein thực vật có chứa phytoestrogen được gọi là isoflavone, có cấu trúc giống estrogen. Isoflavone đậu nành có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm mà nhiều phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mãn kinh. Trong các nghiên cứu lâm sàng, phụ nữ sau mãn kinh ăn nhiều protein đậu nành (20-60 g mỗi ngày) thường ít có các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm dữ dội hơn so với những người ăn ít đậu nành.
Isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương do phụ nữ mãn kinh dễ bị mất khối lượng xương do giảm nồng độ estrogen.
Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20 mg isoflavones, giúp ức chế sự hình thành mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương và giảm triệu chứng cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tin rằng, lợi ích sức khỏe của đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành có thể đến từ sự kết hợp của các chất dinh dưỡng khác có trong đậu nành chứ không chỉ từ isoflavone.
Ngoài đậu nành, một số thực phẩm thực vật khác cũng chứa phytoestrogen bao gồm:
Dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng giúp giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh. Theo ThS.BS Lê Thị Thu Huyền, Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng, phụ nữ mãn kinh nên ăn các loại thực phẩm giàu phytoestrogen (có tác dụng tương tự như estrogen nhưng có nguồn gốc từ thực vật) như đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành; các loại ngũ cốc, đậu, hạt nguyên cám hoặc nguyên vỏ.
Ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng bốc hỏa, tăng cường quá trình tạo xương, những thực phẩm này còn là nguồn carbohydrate chất lượng, giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa, như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Tác giả bài viết: sưu tầm
Nguồn tin: Theo gia đình net
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn